Khoang màng phổi là phần khoang ảo nằm giữa phổi và ngực. Thông thường, khoang này sẽ chứa một phần dịch mỏng ở bên trong đóng vai trò như hệ thống đệm nằm ở giữa phổi và thành ngực. Khi phần dịch trong bộ phận này tăng lên mức đột ngột nhiều hơn bình thường thì chắc chắn bạn đã mắc phải chứng tràn dịch màng phổi.

Ở nước ta số bệnh nhân mắc chứng tràn dịch màng phổi khá nhiều. Bệnh có thể dẫn đến từ vong.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh

– Cảm giác khó chịu khi thở

– Ngực đau, tràn dịch kèm theo sốt, ho khan, ho có đờm

– Trường hợp tràn dịch màng phổi do ung thư phổi có thể ho kéo dài khạc ra máu lẫn đờm

Các bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang nếu nghi ngờ mắc tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, để đưa ra phán đoán chính xác, bác sĩ sẽ dùng kim và ống chích chọc dò khoang màng phổi. Sau đó, lấy phần nước này đem xét nghiệm, kết quả nhận được sẽ phát hiện ra nguyên nhân cũng như bản chất của bệnh.

Hiện nay, tràn dịch màng phổi có thể diễn ra ở 1 hoặc cả 2 bên. Số lượng tăng từ vài trăm mililit đến vài lít. Một số trường hợp dịch có màu trắng sữa, vàng đục. Số khác lại xuất hiện máu đông chảy ra từ các mạch máu, tổn thương lồng ngực.

Các loại tràn dịch màng phổi

– Tràn dịch do dịch thấm: Trường hợp này xảy ra khi có rối loạn, bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến quá trình hình thành, hấp thu dịch màng phổi. Bệnh do suy tim trái, tắc động mạch phổi, xơ gan gây nên…

– Tràn dịch màng phổi do dịch tiết: Xảy ra khi rối loạn tại chỗ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dịch màng phổi. Nguyên nhân gây bệnh là do viêm phổi do vi trùng, ung thư phổi nguyên phát, ung thư phổi di căn từ nơi khác đến, nhiễm siêu vi tắc động mạch phổi.

Cách chữa trị bệnh tràn dịch màng phổi

– Sử dụng chọc hút, dẫn lưu khoang màng phổi và trị tận gốc các nguyên nhân: Nhiễm trùng, khắc phục tình trạng suy tim…

– Chọc hút khoang phổi với trường hợp đau tức ngực, khó thở

– Mổ để dẫn lưu kín khoang màng phổi giúp dịch, mủ hoặc máu có thể thoát ra ngoài

– Dùng kháng sinh, sản phẩm kháng ung thư hoặc các biện pháp nội khoa để hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh, tránh để bị tái phát.