Ung thư hạch là một loại khối u ác tính và đang có tỷ lệ tăng lên mỗi năm, Ước tính tỷ lệ mắc bệnh ung thư hạch mỗi năm tăng lên 7,5%. Hiện bệnh đang là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ gia tăng hàng năm nhanh nhất. Việc chữa bệnh ung thư hạch phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm hay không, toàn thế giới ước tính mỗi năm có 350 nghìn người mắc mới, số tử vong vượt qua 200 nghìn người. Con số này đã nói lên sự nguy hiểm của bệnh này. Nếu không có những phát hiện kịp thời sơm bệnh để có phương pháp điều trị hợp lý thì bệnh dễ gặp tình trạng di căn của các khối ung thư xuống các vùng khác trong cơ thể. Một số di căn mà ung thư hạch có thể gây ra. Ung thư hạch còn có thể di căn tới gan và lá lách gây ra gan, lách sưng to, tế bào ung thư di căn đến đường tiêu hóa làm cho bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, đầy hơi, tắc ruột và chảy máu,…còn phổi và màng phổi là các bộ phận bị di căn thường thấy nhất ở bệnh nhân giai đoạn cuối, khi đó sẽ dẫn đến triệu chứng kèm theo là ho, và tràn dịch màng phổi. Ung thư hạch di căn xương gây ra các triệu chứng như đau xương, gãy xương bệnh lý,…di căn đến da có thể gây ra da ngứa, nốt dưới da, di căn đến các amiđan và miệng, vòm họng có thể gây ra khó khăn trong khi nuốt, nghẹt mũi,… tế bào ung thư hạch di căn đến hệ thống thần kinh có thể gây ra nén cột sống, đau thần kinh sọ, nếu như chậm trễ không điều trị thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

CHUẨN ĐOÁN UNG THƯ HẠCH NHƯ THẾ NÀO
Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường mọc các u trên người không rõ nguyên nhân Thì bạn cần tới ngay bác sĩ để được khám và sử dụng các phương pháp để chuẩn đoán thích hợp để biết chắc chắn khối u đó có phải do ung thư hạch gây ra không. Khi bác sỹ nghi ngờ là bị ung thư hạch, có thể tiến hành kiếm tra hạch bạch huyết hoặc mô ở những chỗ đau hay các cơ quan để có kết luận chính xác. Các bác sỹ khuyến cáo, chẩn đoán ung thư hạch không được tiến hành một cách mù quáng, bởi vì mức độ tổn thương của các bộ phận và phạm vi ảnh hưởng là không giống nhau thì biểu hiện lâm sàng cũng không giống nhau, tiến hành chẩn đoán một cách mù quáng chỉ càng làm tăng tỷ lệ chẩn đoán sai. Vì vậy nhất định phải chú ý đến các phương pháp chẩn đoán ung thư hạch, tiến hành kiểm tra hệ thống.

Các phương pháp chẩn đoán ung thư hạch:

Chẩn đoán hình ảnh
1. Kiểm tra siêu âm

Kiểm tra siêu âm có thể phát hiện ra hạch bạch huyết có đường kính lớn hơn 2cm, nhưng không thể xác định được hạch bạch huyết to lên là do khối u xâm lấn, phản ứng hạch tăng sản hay triệu chứng viêm mãn tính, kiểm tra siêu âm có thể phát hiện ra tình trạng gan tỳ sưng to hoặc những khối u trong gan tỳ.

2. Chụp CT, cộng hưởng MRI và kiểm tra âm thanh hình ảnh

Có thể phát hiện những tổn thương hạch bạch huyết và tổn thương gan tỳ ở bên trong ngực, sau màng bụng, màng treo ruột.
Khi kiểm tra phát hiện có khối u trong cơ thể, bác sỹ sẽ lấy một ít mô của khối u để tiến hành sinh thiết chỉ số khối u, xác định khối u lành tính hay ác tính. Kiểm tra này thích hợp với những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng hạch bạch huyết sưng to.

Sinh thiết chỉ số khối u

1. Sinh thiết: là phương pháp không thể thiếu để chẩn đoán chính xác. Thường lấy hạch bạch huyết ở dưới cổ hoặc phần nách.
2. Sinh thiết hạch: U hạch ác tính thường được xác định bằng cách kiểm tra bệnh lý, thường kiểm tra chỉ số bệnh lý của hạch bạch huyết.

3. Xét nghiệm máu: Những bệnh nhân bị ung thư hạch Hodgkin thì số lượng các tế bào máu trắng bình thường. Những bệnh nhân bị ung thư hạch không Hodgkin thì số lượng tế bào máu trắng sẽ nhiều hơn so với những người bình thường, tế bào hạch tương đối hoặc tuyệt đối tăng nhiều.

4. Sinh thiết tủy: Tỷ lệ ung thư hạch xâm lấn vào tủy có thể lên đến 40% – 90%. Do tầm quan trọng của biểu hiện lâm sàng trong việc kiểm tra tủy nên cần phải chọc hút sinh thiết 1 lần, thậm chí là hơn 1 lần.

5. Sinh thiết gan: Trong ung thư hạch không Hodgkin, tế bào hạch nhỏ và tế bào phân hóa nhỏ dễ xâm lấn gan hơn tế bào phân hóa lớn.

6. Nội soi trung thất Mediastinoscopy: Nội soi trung thất có thể đi từ niêm mạc bên ngoài ngực vào màng liên kết để tiến hành sinh thiết, tương đối đơn giản an toàn.

Việc kiểm tra chính xác xem đó có phải là ung thư hạnh hay không là một việc rất cần thiết đối với bệnh nhân mà nhiều khi còn dễ ràng cho bác sĩ có phương pháp điều trị bệnh tốt. Đầu tiên khi phát hiện u khối trên xuất hiện trên cơ thể bạn không nên quá lo lắng nên khám và xem tình hình cụ thể về bệnh để có thể đưa ra phương phương pháp trị liệu như thế nào cho hợp lí. Ung thư hạch thường không dễ để làm phẫu thuật đặc biệt là khi khối u đã chèn ép lên các dây thần kinh hoặc ở rất gần các mạch máu lớn. Lúc này nên tiến hành điều trị tổng hợp, sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, sẽ đạt được hiệu quả điều trị tương đối tốt. Ung thư hạch có thể được chữa khỏi nếu như bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Chính vì thế nên việc thường xuyên đi khám sức khỏe định kì là một việc làm rất tốt ngoài việc có thể phát hiện ra ung thư hạch còn có thể phát hiện ra các bệnh khác mà tỷ lệ sống sót phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh giống như ung thư hạch.

View more random threads: