Kết quả 1 đến 1 của 1
-
06-28-2017, 11:23 PM #1
Silver member
- Ngày tham gia
- Apr 2016
- Bài viết
- 2,301
Mô hình nuôi kết hợp cá thát lát cườm với sặc rắn trong ao đất
Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi ghép cá thát lát còm với cá sặc rằn trong ao đất. Tham dự buổi hội thảo, ngoài sự có mặt của 30 nông, ngư dân xã Long Tân huyện Đất Đỏ còn có đại diện của Lãnh đạo Trung tâm KN-KN tỉnh, UBND xã Long Tân, Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Đất Đỏ.
Chủ mô hình là ông Lâm Đức Thống ở ấp Tân Hiệp, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ. Trung tâm KN-KN tỉnh đã hỗ trợ chủ mô hình 40% chi phí mua cá giống và 20% chi phí mua thức ăn, hóa chất… Thời gian trước ông Thống đã từng thả nuôi các loài cá nước ngọt nhưng hiệu quả không cao.
Ao xây dựng mô hình có vị trí gần mương thủy lợi cấp I nên rất thuận lợi cho việc cung cấp nước trong quá trình nuôi. Thức ăn cho cá là các loại cá tạp biển được xay, băm nhỏ theo độ lớn của cá ở từng giai đoạn phát triển. Tag: ky thuat nuoi tom the
Mô hình xây dựng ngoài mục đích đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi còn là một giải pháp nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường ao nuôi do thức ăn dư thừa gây ra, giảm chi phí xử lý môi trường cũng như tăng thêm thu nhập cho người nuôi từ sản lượng cá sặc rằn thu được.
Số lượng giống thả trong diện tích 1.300m2 ao nuôi là 26.000 con; cỡ giống từ 5 – 8cm/con; tỷ lệ ghép giữa 2 loài cá là 1/1; nguồn cá giống được mua tại tỉnh Tiền Giang. Đến thời điểm hội thảo cá nuôi đã được 3 tháng 10 ngày; tỉ lệ sống của hai loại cá đều đạt trên 90%, cá sinh trưởng và phát triển tốt; trọng lượng trung bình 20 con/kg (cá thát lát) và 42 con/kg (cá sặc rằn).
Đây là mô hình mới, với đặc điểm sinh học của hai loài cá nếu nhìn vào tập tính ăn, đặc điểm dinh dưỡng thì người nuôi thấy đối nghịch nhau do một loài là cá “dữ”, một loài là cá “hiền”. Tuy nhiên, cá thát lát là loài cá ăn thiên về động vật (thức ăn tươi sống) còn cá sặc rằn lại là loài cá ăn tạp và ăn thức ăn dư thừa của cá thát lát. Tag: ky thuat nuoi tom su
Để khắc phục tình trạng ăn thịt lẫn nhau thì yêu cầu cỡ giống khi thả của cá sặc rằn phải bằng hoặc lớn hơn con giống cá thát lát.
Hội thảo đánh giá khả năng đạt hiệu quả của mô hình khá cao. Về kỹ thuật, cá thát lát và cá sặc rằn tương đối dễ nuôi, thích hợp tốt với hình thức nuôi ghép giữa 2 đối tượng. TT. Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh sẻ tiếp tục theo dõi và đúc kết mô hình để có kế hoạch triển khai nhân rộng cho vụ nuôi tới.
Nguồn: 2lua.vn/article/nuoi-ghep-ca-that-lat-com-voi-ca-sac-ran-trong-ao-dat-13982.htmlView more random threads:
- 5 quán karaoke nổi tiếng sang chảnh tại Phan Rang.
- Hội Bác Sỹ Chân Không Biên Giới tại Maison Chance
- Mô hình nuôi sò huyết trong đầm hiệu quả
- Các loại dây rút nhựa 10cm, 20cm, 30cm uy tín
- Tranh chấp mua bán căn hộ chung cư TPHCM
- list 3 loại đầm vintage tiểu thư đẹp nhất năm 2019
- Cung cấp kiến thức seo tốt và chuyên nghiệp nhất cho các doanh nghiệp
- Bị bệnh gút phải kiêng ăn cái gì
- Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mua Chung Cư Chất Lượng Lần Đầu
- CTO Core scientific Kristy-Leigh Minehan từ chức để thúc đẩy Progpow của Ethereum
Các chủ đề tương tự
-
kỹ thuật khoan giếng trong khai thác và dùng trong nguồn nước ngầm
Bởi qwerty trong diễn đàn Chợ linh tinhTrả lời: 0Bài viết cuối: 05-30-2017, 01:19 PM -
những dùng trong của bơm nước hỏa tiễn giếng khoan trong công nghiệp
Bởi qwerty trong diễn đàn Chợ linh tinhTrả lời: 0Bài viết cuối: 05-25-2017, 02:54 PM -
Rắn giun mù có thể sống sót trong trong đường tiêu hóa
Bởi seo012013 trong diễn đàn Chợ linh tinhTrả lời: 0Bài viết cuối: 05-11-2017, 07:55 PM -
Khóa học đào tạo nghiệp vụ trong kinh doanh xăng dầu trong T9/2016
Bởi ykhoapasteur trong diễn đàn Chợ linh tinhTrả lời: 0Bài viết cuối: 09-15-2016, 01:30 PM