Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi. Sau tai biến, ngoài những di chứng thể chất, người bệnh còn phải đối diện với sự thay đổi lớn trong tâm lý. Thấu hiểu để hoá giải những rào cản tâm lý ấy sẽ giúp việc chăm sóc trở nên dễ dàng, rút ngắn quá trình phục hồi.
Nguyên nhân rối loạn tâm lý sau tai biến

Tại Việt Nam, mỗi năm lại có 230.000 người mắc tai biến mạch máu não. Tai biến mạch máu não để lại nhiều di chứng thể chất như giật méo miệng, rối loạn thị giác, rối loạn cơ tròn, đại tiểu tiện mất kiểm soát, liệt vận động,...Trong đó, cứ 10 người lại có 9 người gặp khó khăn trong di chuyển, mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não: An Cung Rùa Vàng"'>>> Sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não: An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hiệu Rùa Vàng

Bên cạnh những di chứng thể chất, tâm lý của người bệnh cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo thống kê, 30-50% bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm sau tai biến. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi sinh học do tổn thương mạch máu, các tế bào não, cũng như áp lực tâm lý khi phải đối diện với tình trạng thể chất đi xuống và nỗi lo bị đột quỵ lần thứ hai.

Người bệnh rất dễ cảm thấy thiếu an toàn trong sinh hoạt, ngay cả trong những hoạt động đơn giản như leo cầu thang, ra vào nhà vệ sinh. Mặt khác, thái độ chăm sóc, quan tâm từng ly từng tý của con cái cũng dễ khiến họ cảm thấy mình bị phụ thuộc, mặc cảm cho rằng bản thân vô dụng, cảm thấy có lỗi vì làm phiền người khác, từ đó ngày càng buồn bã, khép mình và khó chia sẻ hơn.

Rối loạn tâm lý sau tai biến sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và hậu quả, điển hình là người bệnh trở nên khó chiều, từ chối uống thuốc, từ chối điều trị, không có ý thức tập vật lý trị liệu khiến khả năng phục hồi bị suy giảm. Thậm chí nhiều người còn “đổi tính”, từ hiền lành trở nên hay cáu kỉnh, chửi bới người chăm sóc.