Đau lưng do giãn dây chằng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt những người ở tuổi trung niên. Đây là căn bệnh phổ biến thứ hai, sau bệnh đau đầu. Đau lưng do dãn dây chằng là bệnh cấp tính mọi người đều có thể gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột khi vận động sai tư thế, vận động quá sức hoặc do các nguyên nhân khác. Có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh vùng đau từ 20- 30 phút. Có tác dụng co mạch tại chỗ và giảm sưng đau. Hoặc chườm nóng tại vùng đau. Nằm ngửa thả lỏng người là tư thế tốt cho người bị đau lưng do giãn dây chằng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ. Cần chú ý giữ cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường. Yoga là một phương pháp tập luyện tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người có bệnh về xương khớp, giúp cải thiện cơ bắp, giúp cải thiện linh hoạt của lưng và giảm đau hiệu quả. Để phòng ngừa chứng đau lưng do dãn dây chằng cột sống cần lưu ý: Tránh vận động xoay vặn người một cách đột ngột, tránh mang vác vật nặng quá sức. Chú ý tư thế khi nâng nhấc vật nặng, tránh cúi người, khom lưng khi nhấc vật nặng vì tư thế này dễ làm dây chằng cột sống bị tổn thương và gây đau.
Đau lưng đang dần trở thành một vấn đề sức khỏe phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Tình trạng này ảnh hưởng tới sức khỏe con người ở mọi độ tuổi. Với người trẻ tuổi, thói quen dành quá nhiều thời gian ngồi trước máy tính hoặc tivi nhưng lại ngồi không đúng tư thế hoặc ít vận động có thể khiến cột sống bị tổn thương. Còn người già thường bị những cơn đau lưng hành hạ do thoái hóa cột sống. Đau lưng thường biến mất sau một vài tuần. Nhưng nhiều trường hợp, tình trạng này đã bị mãn tính, tức là bạn bị đau nhiều hơn 12 tuần. Những cơn đau lưng thường ở nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng, nhẹ là những cơn đau âm ỉ lâu ngày và nặng là những cơn đau cấp tính dữ dội. Để chứng bệnh này không làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc, bạn có thể áp dụng những phương pháp điều trị tại nhà mỗi khi có cơn đau ập đến. Lưu ý, các cách này chỉ áp dụng tạm thời ngay khi bị đau lưng.
Bài tập thể dục chữa đau lưng https://ancotnam.vn/meo-cham-dut-con...c-tai-nha.html
Một gối mỏng kê dưới thắt lưng. Một gối kê dưới kheo.Từ 10 đến 30 phút tăng dần mỗi ngày trong một tuần , xoay nghiêng người nhẹ nhàng khi thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay nghiêng người chống tay để dậy từ từ. Sau một tuần không đỡ thì cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa. Mang đai nẹp hỗ trợ: Tốt nhất là dùng đai nẹp cột sống chuẩn của các trung tâm y tế nếu không đỡ thì phải chuyển phương pháp khác hoặc khám chuyên khoa. Xoa bóp: Dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác kéo rút như trong mát xa, nhưng phải nắm được kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người bệnh. Chườm nóng: Dùng Túi nước nóng chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chăng, mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên. Chườm lạnh: Dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút, có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì. Phương pháp chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng.

Thông thường, nguyên nhân khiến bạn đau lưng khi lái xe chủ yếu là do tư thế ngồi sai. Phổ biến nhất là khi người dùng chúi người về phía trước, quá gần hoặc quá xa vô lăng. Đầu tiên, bạn cần nâng cao ghế ngồi sao cho đạt tầm nhìn tốt nhất. Nếu không thể nâng ghế thì bạn có thể dùng đệm lót hoặc các vật dụng hỗ trợ. Tuyệt đối không cố gắng rướn người lên cao. Di chuyển ghế sao cho cảm giác đạp côn và ga thoải mái nhất. Bắt đầu điều chỉnh lưng ghế để ghế đỡ dọc từ xương sống lên đến vai bạn. Chú ý không ngả ghế nhiều về phía trước vì có thể gây mỏi cổ. Chỉnh tầm ghế sao cho tay vừa tầm với vô lăng. Vị trí đúng là khi bạn có thể đặt cổ tay lên đỉnh vô lăng mà không cần phải rướn người tới. Điều chỉnh gương chiếu hậu, gương hai bên sao cho đạt tầm nhìn tốt nhất. Tầm nhìn tốt tức là vừa tầm mắt, không phải vặn mình hoặc xoay lưng, cổ để nhìn. Khi lái xe cần đặt cả 2 tay lên vô-lăng, điều này không những giúp đảm bảo an toàn cho bạn mà còn tránh cho bạn bị mỏi lưng. Khi đi đường dài, cần chú ý nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng/lần, mỗi lần 15 phút để thay đổi tư thế, như vậy cơ thể bạn mới không bị cứng vì ngồi quá lâu. Trong quãng thời gian giữa giờ này bạn có thể tranh thủ thực hiện các bài tập luyện cổ, vai, gáy.
Việc này sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên dần dần, không bị bất ngờ khi tập, sẽ tốt hơn cho cơ thể. Ở tư thế bò, hai tay, 2 đầu gối chạm đất. Mở rộng hai cánh tay bằng vài, bàn tay hướng về phía trước. Từ tư thế khởi động, lưng bắt đầu uống cong. Mặt cúi xuống sàn. Dần hạ thấp bụng xuống, lưng trùng, ngẩng đầu, hướng mặt lên trần nhà.Thực hiện động tác này 10 lần. Trở về tư thế ban đầu, đưa tay phải sang phía tay trái và ngược lại. Trong khi đó, vẫn cố định phần thân sau.Thực hiện 10 lần rồi quay trở về tư thế ban đầu. Bắt đầu đưa tay trái xuống dưới bụng. Động tác này sẽ giúp cho phần vai được căng ra. Giữ khoảng 3 giây thì dùng một lực mạnh, vung cánh tay ngược ra đằng sau, hướng lên trận nhà, hướng mắt theo tay rồi thả tay về vị trí cũ.Làm tương tự với tay còn lại.