Một trong những bệnh lý khá phổ biến hay gặp ở nước ta đó là bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, ước tính có tới 7-10% dân số mắc căn bệnh này. Trước thực trạng như vậy, vấn đề cần giải quyết là làm sao để giảm các nguy cơ gây viêm loét dạ dày-tá tràng, mang lại sức khỏe cho người bệnh cũng chính là để nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Viêm loét dạ dày, tá tràng (Ảnh minh họa)

Để chữa trị căn bệnh này có nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà người bệnh lựa chọn phương pháp phù hợp như: Sử dụng thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y gia truyền, hay cần tới sự can thiệp bằng phẫu thuật.

Lựa chọn giải pháp điều trị bằng Tây y rất cần thiết để điều trị các đợt viêm loét dạ dày-tá tràng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lo ngại về các tác dụng phụ mà các thuốc này gây ra, nên đã tìm đến các sản phẩm được bào chế bằng thảo dược.

1. Tại sao thảo dược lại được người bệnh quan tâm như vậy?

Thực tế đã chứng minh rằng, từ ngàn đời nay Ông cha ta đã sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa trị hiệu quả cho nhiều loại bệnh, nhưng thông thường thì sử dụng theo cách đơn giản như: sắc uống, ngâm rượu…nên chưa phát huy được tối đa hiệu quả chữa trị.

Gần đây, các nhà chuyên môn đã nghiên cứu và đưa ra được một công thức chuẩn hóa từ những thành phần thảo dược thiên nhiên trên khắp các vùng miền của Tổ quốc. Sự kết hợp tối ưu của 8 loại thảo dược quý, trong mỗi thành phần có một công dụng riêng, khi kết hợp với nhau đã giúp bài thuốc phát huy tối đa hiệu quả chữa trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.

2. Công dụng của bài thuốc:

- Giảm đau nhanh, triệu chứng đau sẽ hết sau khi uống 30 - 60 phút.

- Trung hòa dịch vị axit dạ dày.

- Giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu.

- Làm liền nhanh các ổ loét, bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày.

- Tiêu diệt vi khuẩn HP (loại vi khuẩn gây viêm loét và ung thư dạ dày, tá tràng, yếu tố gây tái phát trong viêm loét dạ dày, tá tràng) nhanh và triệt để, giúp bệnh nhân không bị tái phát.

3. Cơ chế tác dụng của các thành phần bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

- Thương truật:

Thương truật có tác dụng bổ tỳ, tư thận, sinh tinh, mạnh gân xương; Trị da mặt vàng, không còn sắc máu, biếng ăn, thích nằm, khí lực và tinh thần đều sút kém; Trị trong bụng hư lạnh gây nên không thích ăn uống, ăn không tiêu, dần dần gầy ốm; Trị chứng Tỳ thấp, tiêu chảy, kiệt sức, không ăn uống được, tiêu sống phân; Trị về mùa hè bị tiêu chảy do ăn uống không điều độ; Trị rối loạn tiêu hóa , bụng đầy, tiêu chảy, nôn, buồn nôn.

- Hoài Sơn ( Tên khác là Củ Mài):

Hoài Sơn chứa tinh bột 63,25%, protid 6,75% và glucid 0,45%. Còn có mucin là một protein nhớt, và một số chất khác như allantoin, cholin, arginin, men maltose, saponin có nhân sterol. Kiện tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ.

- Hậu phác:

Hậu phác vị cay, tính ôn, qui kinh Tỳ Vị Phế Đại tràng. Trong Hậu phác có chừng 5% phenol gọi là magnolola, tetrahydromagnolola, Isomagnolola, có 1% tinh dầu thành phần chủ yếu là machilola, ngoài ra còn có onokiol, eudesmol, magnocurarine.Magnolol (thành phần Phenol của Hậu phác) có tác dụng phòng ngừa lóet dạ dày trên thực nghiệm, có tác dụng ức chế histamin gây co thắt tá tràng, ức chế dạ dày tiết dịch. Thuốc sắc Hậu phác có tác dụng kích thích ruột cô lập của chuột và chuột Hà lan. Thuốc cũng có tác dụng hưng phấn cơ trơn khí quản.

- Phòng đẳng sâm:

Đẳng Sâm hay còn gọi là Đảng Sâm, Thượng đảng nhân sâm. Loại cây này có tên khoa học là Campanumoea javanica Blume, họ Hoa chuông (Campanulaceae).Tác dụng của thuốc đối với hệ tiêu hóa: Dịch của Đảng sâm làm tăng trương lực của hồi tràng, tiếp theo là tăng cường độ co bóp lớn hơn, tần số lại chậm đi và thời gian kéo dài. Nồng độ thuốc tăng lên thì trương lực cũng tăng theo. Dịch Đảng sâm có tác dụng đối kháng rõ đối với chất 5-HT gây co bóp ruột nhưng đối với ếch gây co bóp ruột thì lại không có tác dụng. Đảng sâm có tác dụng bảo vệ rõ rệt đối với 4 loại mô hình gây loét bao tử ở súc vật ( gây loét do kích thích gây viêm, gây loét do acid acetic, loét do thắt môn vị).

- Mộc hương bắc:

Rễ khô. Loại cứng chắc, mùi thơm nồng, nhiều dầu là tốt. Loại hơi xốp, ít mùi thơm, ít dầu là loại vừa. Trên thực nghiệm Mộc hương có tác dụng chống co thắt cơ ruột, trực tiếp làm giảm nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng Histamin và Acetylcholin, chống co thắt phế quản, trực tiếp làm gĩan cơ trơn của phế quản (Trung Dược Học).

- Ô tặc cốt:

Ô tặc cốt chứa muối calci dưới thể carbonat, phosphat, sulfat), các chất hữu cơ và chất keo. Theo Đông y, mai mực vị mặn, tính ôn, vào kinh can và thận. Có tác dụng liễm huyết cầm máu, cố kinh chỉ đới, còn có tác dụng chế ngự chua, hút thấp. Vị thuốc này nghiền thành bột uống có tác dụng tốt hơn là dùng thuốc sắc. Ô tặc cốt được dùng làm thuốc trong các trường hợp: Giảm chua, giảm đau khi loét dạ dày, tá tràng, ợ chua dạ dày quá nhiều, đau dạ dày.

- Cam thảo (Radix Glycyrrhizae):

Bộ phận dùng: Rễ. Cam thảo có tác dụng kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hòa tác dụng các thuốc.

Các Dược sĩ của Công ty cổ phần Dược phẩm Trường Thọ đã nghiên cứu thử nghiệm, pha chế và sản xuất thành công sản phẩm GASTROMAX từ bài thuốc Đông y đặc trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dưới dạng thuốc bột.



Thuốc bột GASTRO Max

Gastromax thực sự là bài thuốc đông y bí truyền đã được thừa nhận về hiệu quả điều trị bệnh và được cấp số đăng ký lưu hành chính thức dưới dạng thuốc chữa bệnh. Hiện sản phẩm được sản xuất và phân phối trên toàn quốc, giúp cho hàng nghìn bệnh nhân có cơ hội thoát khỏi chứng viêm loét dạ dày – đại tràng – hành tá tràng, viêm loét dạ dày cấp và mãn tính.

Hướng dẫn sử dụng:

- Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói ( 5g) với nước đun sôi để nguội ( uống cả bột) vào trước bữa ăn sáng, trưa, tối.

Thời gian sử dụng:

Do sản phẩm có các thành phần là 100% từ thảo dược, không gây tác dụng phụ, nên người bệnh có thể yên tâm dùng từ 1 tháng trở lên, bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính lâu ngày thì thời gian sử dụng được khuyến cáo dài hơn để đạt độ ổn định tránh tái phát.

Đối tượng sử dụng:

- Các trường hợp bị viêm loét dạ dày, đại tràng, hành tá tràng.

- Các trường hợp viêm loét dạ dày cấp và mãn tính.

- Các trường hợp ăn không tiêu, buồn nôn, đầy bụng ợ hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu dạ dày.

Người bệnh cần lưu ý:

Trong thời gian điều trị người bệnh phải tuân thủ việc kiêng kị như không uống bia, rượu; hút thuốc lá; ăn thức ăn cay; uống cà phê, trà đặc; ăn muộn…., mới đạt được hiệu quả tối ưu.