Nhiệt độ thấp kéo dài kết hợp với ẩm độ không khí cao làm cơ thể vật nuôi tốn nhiều năng lượng để chống rét, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như: Dịch tả, tụ huyết trùng, bệnh đường hô hấp, có điều kiện bùng phát.

Rét hại làm nhiều loại vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà, ngan, vịt… ở một số tỉnh phía Bắc do chủ quan trong việc phòng chống rét đã bị chết. Theo dự báo của cơ quan khí tượng Trung ương, trong những ngày tới còn có nhiều đợt rét hại ảnh hưởng tới vật nuôi, nếu không có biện pháp phòng chống rét tích cực sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà nông.



Xin giới thiệu một số biện pháp phòng chống rét cho gia súc, gia cầm.

Phòng bệnh:

Nền chuồng, trại có rải chất độn chuồng (bằng trấu hoặc rơm, rạ khô), luôn khô ráo, vệ sinh sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng 20-30 ngày/lần để hạn chế vi trùng gây bệnh phát sinh, phát triển. Tag: may thoi khi

Vào những ngày rét trung bình: Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) nhỏ khoảng 20-30 ngày tuổi, chỉ nên thả vườn khi nhiệt độ ngoài trời thấp nhất lớn hơn 150C, trời tạnh ráo. Đàn gia súc (lợn, trâu, bò, dê) dưới 15 ngày tuổi cần được sưởi ấm (lợn sữa làm chuồng úm), che kín xung quanh chuồng trại, chống gió lùa nhất là vào ban đêm.

Thời tiết rét đậm (nhiệt độ thấp nhất trong ngày 11-130C): Gia cầm nhỏ dưới hai tháng tuổi thả vườn muộn khi có ánh nắng nhiệt độ ngoài trời trên 150C, không mưa. Gia súc non dưới 1 tháng tuổi cần che kín gió xung quanh chuồng và sưởi ấm vào ban đêm.

Những ngày rét hại, nhiệt độ thấp nhất trong ngày 0-100C, đặc biệt có sương muối, băng tuyết vào ban đêm, sáng sớm: Gia cầm các loại nhốt trong chuồng trại và được sưởi ấm bằng bóng điện tròn. Gia súc nhốt trong chuồng kín gió, nền chuồng khô ráo, sưởi ấm vào ban đêm. Trâu, bò nên mặc áo chống rét bằng bao tải gai, bao tải dứa cho ấm. Tag: máy quạt nước nuôi tôm

2. Chăm sóc:

Quàng chăn ấm cho nghéTiêm phòng đầy đủ các loại vacxin chống các bệnh truyền nhiễm như: Vacxin tả, tụ huyết trùng (gia súc, gia cầm). Bệnh lở mồm long móng, nhiệt thán, suyễn (gia súc)...

Tăng cường cho vật nuôi ăn thêm các chất giàu đạm, đủ vitamin, muối khoáng (muối ăn, bột xương), bổ sung thêm tinh bột, thức ăn xanh để cơ thể khoẻ mạnh, có đủ năng lượng chống rét, phòng chống dịch bệnh xâm nhập.

Đối với gia cầm: Nên cho uống bổ sung thêm chất điện giải, B.complex, nước uống ấm, ăn cám chất lượng cao để con vật khoẻ mạnh, nâng cao khả năng chống bệnh.

Trong chăn nuôi lợn: Cần cho ăn, uống ấm, bổ sung thêm muối ăn (NaCL 0,1g/kg thể trọng), bổ sung thêm chất đạm trong khẩu phần ăn (có nhiều trong đậu tương, bã đậu, khô dầu lạc hoặc tôm, cua cá, thức ăn tổng hợp đạm đậm đặc), ăn tăng hàm lượng chất tinh (có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn), uống thêm B.complex (vitamin tổng hợp) và ăn đủ thức ăn xanh, thức ăn ủ chua như: Cây ngô, lá sắn, thân lá cây lạc, dây lá khoai lang ủ chua (chất xơ) để cơ thể có đủ năng lượng chống rét và dịch bệnh có thể xảy ra.

Đối với trâu, bò: Cần tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày:

+ Bổ sung thêm tinh bột (cám gạo, gạo, ngô, khoai, sắn) với lượng 0,5 g/kg thể trọng.

+ Cho uống thêm muối ăn với lượng 5 g/100kg thể trọng, hoà với nước ấm cho uống.

+ Cho ăn thêm đạm urê với lượng < 20g/100kg thể trọng/ngày, cách cho ăn như sau: Hoà tan lượng đạm ure với nước sạch, vẩy đều vào rơm hoặc cỏ cho trâu bò ăn hết ngay trong ngày. Tuyệt đối không được hoà nước cho trâu, bò uống vì chỉ có vào dạ cỏ dưới tác dụng của vi sinh vật, đạm ure mới được hấp thu, nếu cho uống đạm trâu, bò sẽ bị tiêu chảy. Tốt nhất là ủ đạm ure với rơm hay cỏ hoặc sản xuất bánh ure cho trâu, bò ăn. Cho trâu, bò ăn thêm thức ăn ủ chua như: Thân lá cây lạc, lá sắn; dây, lá, củ khoai lang ủ chua. Lượng cho ăn như sau: Trâu bò đang cày kéo: 10-15 kg/ngày và ăn thêm cỏ xanh, rơm. Trâu, bò ăn trong mùa đông: 5-6 kg/ngày, ăn thêm rơm, chăn thả. Khi trâu, bò được ăn thêm thức ăn ủ chua chúng sẽ béo khoẻ, lớn nhanh, cày kéo tốt và tiết kiệm được thức ăn tinh bổ sung.

Nguồn: 2lua.vn/article/chong-ret-cho-gia-suc-gia-cam-5ab46577e49519300a8b456d.html