1. Dỗ chó yên
Khi thấy chú chó của bạn bị thương, bạn nên tìm cách kiểm soát và dỗ dành chú chó yên nếu như chú chó tỏ ra quá kích động. Dỗ dành chú chó bằng cách vuốt ve dịu dàng và thủ thỉ với chú cún. Bản thân các bạn cũng cần phải thật bình tĩnh mặc dù đang rất lo lắng nhiều cho chú chó. Chú chó có thể đọc được ngôn ngữ và nắm bắt giọng điệu của bạn. Vì vậy, chú chó có thể phản ứng với những hành vi của bạn và nghe theo lời bạn.

2.Rọ mõm chó nếu cần
Các bạn cũng cần tự bảo vệ bản thân khi tự xử lý vết thương cho chú chó. Ngày thường chú cún của bạn có thể yêu thương và thân thiện với bạn, nhưng khi nó bị đau, nó có thể dữ hơn để có thể tự bảo vệ bản thân khỏi tổn thương thêm. Nếu chú chó bắt đầu tỏ ra khó chịu và gầm gừ, táp bạn hoặc có tiền sử cắn người do bị kích động trước đó, các bạn nên rọ mõm chú chó lại để bảo vệ bản thân.



Nếu không có rọ mõm, bạn nên quấn dây xích hoặc dây thừng quanh mõm của chú chó.

Nếu mà chú chó vẫn tỏ ra quá kích động và trở nên dữ dằn hơn, bạn nên dừng lại và đưa chú chó tới phòng khám thú y ngay.

Tự bảo vệ bản thân bằng cách bọc chó trong chăn hoặc khăn khi đưa chó tới phòng khám thú y.

3. Cách cầm máu
Trước khi vệ sinh vết thương, các bạn nên làm 1 việc quan trọng hơn là tìm cách cầm máu cho chú chó càng sớm càng tốt. Nếu máu chảy 1 cách ồ ạt từ vết thương, chú chó rất có khả năng sẽ gặp nguy hiểm do chấn thương động mạch. Do đó, chú chó của bạn cần được cầm máu 1 cách cẩn thận.

Nhấn trực tiếp lên vết thương bằng những vật liệu sạch và có khả năng thấm hút như khăn, giẻ, áo sơ mi, gạc, thậm chí là băng vệ sinh.

Nhấn vết thương trong 3-5 phút rồi kiểm tra xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Ngưng tạo áp lực lên vết thương có thể làm gián đoạn hoặc cản trở quá trình đông máu đang hình thành.

4. Buộc garô cho vết thương chỉ khi thật cần thiết và theo hướng dẫn của bác sĩ
Buộc garô nên là lựa chọn cầm máu cuối cùng. Buộc garô không đúng cách cũng có thể làm biến chứng chết mô. Chú chó có thể cần phải được phẫu thuật nếu tuần hoàn máu bị tắc nghẽn. Nếu như các bạn không biết cách buộc garô cho chú chó, bạn nên gọi điện hỏi bác sĩ thú y để được hướng dẫn 1 cách cụ thể.

Quấn khăn sạch hoặc gạc quanh chân của chú chó (không nên quấn quanh cổ, ngực hoặc bụng).

Dùng thắt lưng hoặc dây buộc để có thể cố định gạc. Nên buộc dây bên trên vết thương và gần phía cơ thể chó.

Cố định không quá 5-10 phút rồi tháo garô ra để tránh gây tổn thương vĩnh viễn cho chân.

Tạo áp lực vừa phải để làm chậm lại hoặc ngăn máu chảy mà không ảnh hưởng đến các cơ và mô mềm.

Tránh gây đau đớn cho chó trong quá trình buộc garô.

View more random threads: