Là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới nhưng hiện tại, giá cà phê của Việt Nam lại chưa có tiếng nói quyết định. Vì vậy, muốn đưa cà phê thoát khỏi "vận đen" giảm giá, cần có một chứng chỉ bền vững.

Thị trường cà phê khó khởi sắc

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu cà phê tháng 9.2018 ước đạt 136.000 tấn với giá trị đạt 236 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,46 triệu tấn và 2,77 tỷ USD, tăng 20,1% về khối lượng và 0,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Đức và Mỹ tiếp tục là 2 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 với thị phần lần lượt là 12,6% và 9,8%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 8 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là: Indonesia (tăng gấp 8 lần), Nga (tăng 66,6%) và Philippines (tăng 46,6%). Tag: bệnh trên tôm thẻ


Đáng chú ý, giá cà phê xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2018 đạt 1.913 USD/tấn, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2017. Bộ NNPTNT dự báo, trong ngắn hạn, thị trường cà phê khó khởi sắc do Việt Nam chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch mới năm nay trong khoảng vài tuần lễ nữa; sản lượng cà phê thế giới được mùa ở cả Brazil, Việt Nam và các nước sản xuất cà phê lớn khác như Colombia, Ấn Độ, Indonesia...

Bên cạnh đó, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất cơ bản đồng USD dẫn đến đồng USD mạnh so với đồng tiền của các nước xuất khẩu lớn, trong khi cà phê giao dịch trên thị trường thế giới định giá bằng USD, nên dẫn đến sức ép giảm giá cà phê. Tag: bệnh thường gặp trên tôm thẻ

Chưa lo chiến tranh thương mại

Những biến động của thị trường thế giới tác động vào thị trường trong nước là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, làm thế nào để giảm tối đa tác động là vấn đề cần được tính tới.

Ông Trần Văn Hùng - cán bộ quản lý dự án thương mại công bằng tại Việt Nam cho hay, là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới nhưng hiện tại, giá cà phê của Việt Nam lại chưa có tiếng nói quyết định. Cà phê Robusta của Việt Nam hầu hết phải dự đoán dao động từ các thị trường London để đưa ra giá. Đây là một trong những vấn đề đang rất trăn trở của chính ngành cà phê.

Do đó, để có được giá cà phê ổn định ra thị trường thế giới cũng như đảm bảo được đời sống người nông dân thì bên cạnh việc đảm bảo chất lượng cho cà phê, việc tham gia vào các chứng nhận quốc tế như: Thương mại công bằng hay các chứng nhận bền vững khác là hết sức quan trọng.

“Khi có được những chứng nhận này, thì mỗi biến động về giá trên thị trường thế giới vẫn đảm bảo được rằng nông dân vẫn có thể bán được mức giá tối thiểu. Mức giá này đảm bảo cho người nông dân trồng cà phê có lãi để tái đầu tư” - ông Hùng cho hay.

Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn) - ông Đào Đức Huấn cho rằng: Đứng trước yêu cầu và đòi hỏi của thị trường, cần phải phát huy lợi thế và xác định chiến lược phù hợp với cách tiếp cận dài hơi hơn để cà phê Việt giữ vững và khẳng định vị trí. Trong đó, xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam chất lượng cao là một giải pháp quan trọng, là cơ sở để thúc đẩy hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị sản phẩm cà phê Việt trong thời gian tới.

Đánh giá về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lên ngành hàng cà phê, ông Nguyễn Xuân Thành - đến từ Đại học Fulbright Việt Nam cho hay, sau những tháng đầu năm âm ỉ, cuộc chiến thương mại của Mỹ và Trung Quốc nổ ra hồi đầu tháng 7, khi Mỹ áp thêm mức thuế 25% với 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đến tháng 8 là thêm 16 tỷ USD chịu thuế suất 25% và tháng 9.2018 là thêm 200 tỷ USD chịu thuế suất 10%. Cho đến nay, tổng giá trị hàng hóa chịu thuế trừng phạt đã chiếm gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ, đạt khoảng 250 tỷ USD.

Trong đó, phải đến đợt thứ 3, Mỹ mới tập trung đánh thuế các sản phẩm nông sản từ Trung Quốc sang Mỹ, trong đó có các sản phẩm thủy sản, rau quả, thực phẩm chế biến.

Cũng theo ông Thành, trong gói 3 đợt vừa rồi, cà phê, hồ tiêu không có trong danh mục trừng phạt. Thực tế, Trung Quốc không phải là quốc gia sản xuất các sản phẩm này. “Trong cả 3 đợt trừng phạt vừa qua, cà phê và hồ tiêu không chịu tác động của cuộc chiến tranh thương mại” - ông Thành nói.

Tuy nhiên, ông Thành cũng không loại trừ khả năng có thể xảy ra, đó là sự leo thang tiếp theo của chiến tranh thương mại. Và nếu như Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận tới đây, chính quyền của Tổng thống Trump tiếp tục đánh tiếp lên số hàng còn lại của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ vào 2019 thì toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc xuất sang Mỹ sẽ chịu thuế trừng phạt. Khi đó sẽ bao gồm hồ tiêu và cà phê.

Tuy nhiên, ông Thành nhắc lại, Trung Quốc không sản xuất nhiều cà phê và hồ tiêu nhưng có chế biến. Rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam xuất nguyên liệu thô sang Trung Quốc để chế biến. Khi đó, chế biến ở các quốc gia khác trong đó có Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.

Nguồn: danviet.vn/thi-truong-nong-san/giam-van-den-cho-ca-phe-can-chung-chi-ben-vung-921325.html