Sau một thời gian triển khai, đến nay, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã và đang có những chuyển biến tích cực. Nhờ xây dựng NTM đã tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như thu nhập.


Nhằm thực hiện tốt Chương trình 02 của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020”, huyện Ứng Hòa đã tích cực khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, trong đó bao gồm các nội dung hỗ trợ phát triển chăn nuôi, thủy sản, cây ăn quả, rau an toàn, lúa chất lượng cao, đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp... là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện có 15 trong số 28 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Trong 13 xã còn lại có hai xã đạt và cơ bản đạt từ 18 đến 19 tiêu chí; bảy xã đạt và cơ bản đạt 17 tiêu chí; ba xã đã đạt và cơ bản đạt 16 tiêu chí… Để có được kết quả ban đầu trên, có phần hỗ trợ và đóng góp quan trọng của cộng đồng trong thời gian qua. Chỉ tính riêng trong hai năm 2016 và 2017, nhân dân Ứng Hòa đã đóng góp xây dựng NTM bằng nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, ngày công, hiến đất thổ cư, đất nông nghiệp, hiện vật với tổng kinh phí là hơn 53 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay, huyện tiếp tục hỗ trợ, đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình hạ tầng nông thôn ở các xã; đường làng, ngõ xóm, hệ thống thoát nước được kiên cố hóa bảo đảm đáp ứng yêu cầu; đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp; cải tạo, xây mới các công trình trường học; đầu tư cải tạo, xây mới một số công trình như nhà văn hóa các thôn, trạm y tế xã, chợ nông thôn… Qua thực hiện Chương trình 02, đời sống nông dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đạt 32,3 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,07%. Tag: tăng cường oxy đáy

Đến nay, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa, với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã dồn là hơn 6.000 ha. Sau khi dồn điền, đổi thửa đã cơ bản khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất. Từ đó, giúp hình thành vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, tạo thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Qua xây dựng NTM giúp sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng tập trung có quy mô lớn, dần hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, sản xuất theo hướng công nghệ cao. Điển hình là mô hình chuỗi trong sản xuất lúa J02 có liên kết tiêu thụ sản phẩm với HTX sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Đoàn Kết (xã Phương Tú) với diện tích hơn 3.300 ha. Mô hình trồng rau ở xã Sơn Công có liên kết bao tiêu với HTX nông sản An Việt đã có nhãn và truy xuất nguồn gốc; mô hình nhà lưới trồng rau 5.000 m2 tại thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, các trang trại từng bước ứng dụng công nghệ để điều khiển nhiệt độ, theo dõi tự động hóa trong chăn nuôi lợn như hộ ông Nguyễn Văn Thanh (xã Vạn Thái); mô hình nuôi 15.000 gà đẻ trứng của hộ ông Đoàn Văn Mười (xã Đông Lỗ)... Tag: thiết bị sục khí

Do là huyện thuần nông, kinh phí hạn hẹp cho nên việc xây dựng NTM ở huyện Ứng Hòa hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, tại một số cơ sở, công tác tuyên truyền chưa sâu rộng; việc triển khai thực hiện chủ yếu tập trung vào các tiêu chí xây dựng hạ tầng cơ sở, chưa chú ý đến các tiêu chí khác cho nên chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Các nguồn lực huy động xây dựng NTM chưa được nhiều, chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước; hệ thống hạ tầng nông thôn còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân; hạ tầng về giao thông nội đồng, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất nhiều nơi còn khó khăn.

Nhằm khắc phục những hạn chế này, thời gian tới UBND huyện Ứng Hòa sẽ đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp tiếp tục chỉ đạo và tổ chức quán triệt, tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng NTM; hoàn thiện việc điều chỉnh quy hoạch, đề án xây dựng NTM ở các xã phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương và yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kết hợp tháo gỡ khó khăn cho các xã trong quá trình triển khai thực hiện; tăng cường huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội để xây dựng NTM. Bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp; áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người dân trên một đơn vị diện tích canh tác; làm tốt công tác thâm canh trong sản xuất.

Nguồn: nhandan.com.vn/hanoi/item/38185102-chuyen-bien-tich-cuc-trong-xay-dung-nong-thon-moi-o-ung-hoa.html