Lý do phổ biến gây ra chứng đau lưng dưới là do những tổn thương ở các cơ, dây chằng hoặc khớp. Các chấn thương, như chấn thương cơ thường xảy ra do chuyển động bất ngờ hoặc kỹ thuật nâng đỡ không đúng cách (đặc biệt là khi nâng vật nặng).

Bên cạnh đó, thừa cân có thể kéo xương chậu về phía trước và làm căng phần lưng dưới. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở nhiều chị em trong thai kỳ. Thừa cân, béo phì tạo áp lực lớn lên các khớp xương, gây đau vùng giữa và dưới lưng. Bạn còn có thể mắc phải tình trạng này nếu bị sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận (viêm thận).

Chứng viêm vùng chậu
Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như viêm vùng chậu gây đau bụng và đau lưng ở nữ giới cùng với các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, nôn mửa, tiêu chảy, xuất huyết âm đạo bất thường hoặc đau buốt khi quan hệ tình d.



Tình trạng này xuất hiện do nhiễm trùng vùng sinh dục nữ. Nếu không chữa trị kịp thời, nó có nguy cơ gây vô sinh.

Viêm tụy
Viêm tụy là tình trạng gây đau bụng và lưng dưới ở nhiều chị em. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở tuyến tụy, bộ phận giữ vai trò sản sinh hormone và enzyme giúp tiêu hóa thức ăn.

Một nguyên nhân quan trọng khác gây đau lưng, đau bụng ở phụ nữ xuất phát từ các khối u hoặc các dạng ung thư khác nhau, chẳng hạn như ung thư buồng trứng. Một số dấu hiệu ban đầu của ung thư buồng trứng bao gồm nặng bụng dưới, đầy bụng, khó chịu vùng chậu hoặc dạ dày, khó tiêu, buồn nôn, ăn mất ngon, cảm thấy no hoặc thay đổi thói quen đại tiện và tiểu tiện.

Viêm khớp cùng chậu
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau chân, háng, mông, lưng và hông ở phụ nữ. Một khớp cùng chậu di chuyển quá nhiều hoặc thụ động không di chuyển đủ đều gây nên cảm giác khó chịu như bị lửa đốt bên trong khung chậu. Viêm khớp cùng chậu thường phổ biến ở phụ nữ mang thai.

Nhiễm trùng thận (Viêm thận)
Viêm thận có thể gây sốt và khiến bạn muốn đi tiểu nhiều lần. Nước tiểu khi mắc bệnh thường nóng, xuất hiện máu hoặc mủ.

Đau bên sườn
Cơn đau này thường làm cho một phần cơ thể của bạn khó chịu. Đau sườn thường bao gồm đau sườn phải hoặc sườn trái. Nhiều người thường gặp phải tình trạng này trong suốt quãng đời của họ. Đau bên sườn thường chỉ tạm thời, tuy nhiên, nếu cơn đau tồn tại dai dẳng thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

Đau thần kinh tọa
Thần kinh tọa là dây thần kinh lớn kéo dài từ lưng dưới của bạn thông qua mỗi chân. Nếu dây thần kinh này bị chèn ép hoặc tổn thương thì nó sẽ gây đau ở vùng lưng dưới, hông, mông và chân. Đau thần kinh tọa thường ảnh hưởng đến một bên cơ thể, bên trái hoặc bên phải. Tình trạng này thường phổ biến ở nữ giới trong thai kỳ.

dau duoi long ban chan