Tín hiệu RankBrain & UX
Đọc thêm: Marketing

RankBrain là thuật toán máy học (AI) mà Google sử dụng để sắp xếp kết quả tìm kiếm
  • Các tín hiệu từ trải nghiệm người dùng là rất lớn trong năm nay. Và tôi xác định rằng chúng còn thậm chí quan trọng hơn trong năm 2019.
  • Trong thực tế, thông báo trước đó của Google rằng RankBrain là yếu tố quan trọng thứ 3 trong việc xếp hạng của họ: “Trong một vài tháng được triển khai, RankBrain đã trở thành tín hiệu quan trọng thứ 3 đóng góp vào kết quả của một truy vấn tìm kiếm”

Câu hỏi bây giờ là: RankBrain chính xác là cái gì ? Và chúng ta tối ưu nó như thế nào ?
Google RankBrain: Lời giải thích đơn giản
  • RankBrain là một hệ thống máy học giúp Google sắp xếp các kết quả search của họ.
  • Nghe có vẻ phức tạp nhỉ, nhưng không hề đâu. RankBrain chỉ đơn giản là đo lường sự tương tác của người dùng với các kết quả search … và xếp hạng chúng 1 cách phù hợp.

Ví dụ, hãy search cụm từ khóa “học pha chế cafe” trên google

Kết quả thứ 6 nhìn có vẻ lôi cuốn nhỉ! Và bạn nhanh chóng click vào nó.
  • Khi bạn truy cập đến trang đích đó. Wow! Nó là bài viết tốt nhất về Coffee mà bạn từng đọc. Bạn đọc ngấu nghiến từng từ một trong nó.
  • RankBrain sẽ note lại tất cả những điều trên. Và sẽ cho kết quả số 6 đó tăng bậc thứ hạng.
  • Ở 1 trường hợp khác, hãy search đúng từ khóa đó. Nhưng lần này bạn click vào kết quả số 1 mà không cần quan sát.
  • Tuy nhiên nội dung của nó thật tệ, vì vậy bạn thoát trang ngay sau 1 vài giây.

Và bạn click vào kết quả thứ 6 để tìm điều gì đó về coffee mà nó đáng để đọc.
RankBrain cũng sẽ ghi nhớ điều này. Khi nhiều người click vào trang và nhanh chóng thoát ra khỏi kết quả đó thì Google sẽ đá nó khỏi vị trí số 1.
Như bạn đã thấy, RankBrain tập trung vào 2 điều:
  • Người dùng sử dụng bao nhiêu thời gian trên trang của bạn (Dwell Time)
  • Tỷ lệ % người dùng click vào kết quả của bạn (Click through Rate)

Hãy khám phá từng điều một.
RankBrain và Dwell Time
  • Dwel Time=thời gian người search google ở trên trang của bạn.
  • Hóa ra, RankBrain chú ý rất nhiều đến Dwell Time. Trên thực tế, người đứng đầu Google Brain tại Canada vừa xác nhận rằng Google Dwell Time như 1 tín hiệu để xếp hạng.
  • Một nghiên cứu gần đây của SearchMetrics ủng hộ tuyên bố này. Họ thấy rằng Dwell Time trung bình của top 10 kết quả search google là 3 phút 10 giây.
  • Không phải ngẫu nhiên mà các trang có Dwell Time tốt có xu hướng xếp hạng cao. Thực tế là RankBrain đang đẩy top cho các trang này bởi chính lý do đó.
  • Nếu bạn dành nhiều thời gian ở trên 1 trang nào đó, bạn rất có thể thích các nội dung trên đó. Và nếu có đủ người dùng cùng thấy như vậy, Google sẽ làm cho nó dễ được tìm thấy hơn.

RankBrain và Organic Click Through Rate
Kỹ sư Google đã làm giới SEO ngạc nhiên khi công bố thông tin sau:
  • Có 2 page là Page 1 (P1) và Page 2 (P2) cùng cung cấp được thông tin mà người dùng tìm kiếm.
  • Với P1, câu trả lời nằm trên page
  • Với P2, câu trả lời nằm trên page và trong đoạn trích dẫn ngắn.
  • Thuật toán A đưa P1 lên trước P2 -> người dùng click vào P1 -> tốt
  • Thuật toán B đưa P2 lên trước P1 -> người dùng không click -> không tốt
  • Chúng ta có thực sự nghĩ rằng A tốt hơn B không ?

Điều này cho thấy:
  • “RankBrain đôi khi xếp hạng các page cao hơn so với thứ hạng mà lẽ ra nó nên được xếp.
  • Và nếu page đó có 1 tỷ lệ CTR trên mức trung bình chung của các page, chúng ta có thể coi nó như 1 dấu hiệu rằng trang đó sắp tăng hạng đấy”
  • Điều này không phải là 1 sự bất ngờ gì cả. Bời vì nếu không ai click vào page của bạn thì tại sao Google phải giữ nó ở trang 1 ?
  • Và nếu trang của bạn có được lượt click chuột lớn thì sao Google lại dìm nó xuống thứ 9?

2. Tạo nội dung đặc biệt
  • Theo Searchengine journal, sau bản cập nhật thuật toán của Google năm 2018, Google đang tăng cường tập trung vào đánh giá chất lượng nội dung trên website. Điều đó có nghĩa nếu bạn vẫn đang cố gắng tạo nội dung chỉ để giữ cho website của bạn tồn tại, điều đó sẽ không còn đủ tốt nữa.
  • Để tăng thứ hạng của bạn trong SEO và tăng lưu lượng truy cập trang web, bạn cần có nội dung chất lượng trên trang web của mình. Nếu nội dung là độc nhất và hữu ích thì điều đó có thể giúp bạn xuất hiện nhiều hơn trên các công cụ tìm kiếm. Vì vậy, nội dung chất lượng không chỉ giúp làm cho trang web của bạn trông hấp dẫn hơn mà còn giúp cải thiện thứ hạng tổng thể của trang web của bạn.

Vậy chúng ta nên làm gì để tạo ra một nội dung đặc biệt?
Nội dung độc nhất và hữu ích.
Sao chép nội dung từ các trang web khác có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng từ Google và người dùng của bạn. Hãy luôn nhớ 2 nguyên tắc đơn giản khi tạo nội dung mới như sau:
  • Một là: Tạo ra 1 nội dung chất lượng, độc nhất và hữu ích
  • Hai là: Nếu không có nội dung chất lượng thì tốt hơn thì không nên viết bất cứ điều gì

Nội dung của bạn nên có trên tiêu đề và phần mô tả hấp dẫn.
  • Nếu tiêu đề thú vị thì bài viết sẽ tự đạt được sự quan tâm của người đọc. Một cách để có các tiêu đề tốt hấp dẫn là viết ra một vài tiêu đề và sau đó lựa chọn một trong danh sách những tiêu đề bạn thích nhất.
  • Đừng bỏ qua phần tiêu đề bởi qua tiêu đề người dùng quyết định xem họ có đọc blog của bạn hay không.

Cung cấp nội dung khiến cho độc giả của bạn phải hành động
  • Trong nội dung bài viết, bạn phải đưa ra lời khuyên cho độc giả về những thông tin bạn đang cung cấp cho họ. Bài viết phải bao quát tất cả các câu hỏi có thể xuất hiện trong đầu người đọc – tại sao, cái gì, như thế nào, ở đâu, v.v.
  • Nội dung có thể đưa ra tất cả các câu trả lời
  • Bạn nên làm cho nội dung của bạn dễ đọc và bao quát bởi người đọc đang muốn tìm kiếm câu trả lời nhanh chóng. Vì vậy, điều quan trọng là đảm bảo rằng họ nhận được tất cả các câu trả lời một cách nhanh nhất có thể. Một lời khuyên là: bạn càng nhiều tiêu đề và tiêu đề phụ trong nội dung của bạn thì càng giúp người tìm kiếm dễ đọc và dễ hiểu.

Nguồn thông tin và số liệu thống kê phải chính xác
  • Với bản cập nhật thuật toán của Google năm 2018 thì yếu tố này là một phần rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nội dung. Vì vậy, hãy chắc chắn về nguồn thông tin bạn chọn để tham khảo.
  • Nếu bạn đang có ý định cung cấp một liên kết đến một trang web khác trong trang của bạn như là một tài liệu tham khảo, thì bạn phải chắc chắn rằng đó là một trang web chính thống và được xác thực. Nếu đó là một trang web chất lượng, thì liên kết này sẽ giúp website của bạn có được sự tin tưởng của độc giả.
  • Nếu bạn đang liên kết nội dung trong trang web của mình để chứng minh những gì bạn đang viết, thì điều đó có thể cực kỳ hữu ích trong việc chiếm được lòng tin của độc giả. Mọi người bắt đầu cảm thấy rằng nội dung là xác thực vì nó đã được xác nhận.
  • Nếu bạn liên kết nội dung của mình với các nguồn khác thì điều đó sẽ giúp các công cụ tìm kiếm biết về nội dung của bạn và nó sẽ giúp họ phân loại nội dung đó.

Một vài yếu tố khác
  • Tạo nội dung khiến độc giả chú ý và tò mò để đọc thêm
  • Thêm hình ảnh và video luôn được yêu thích
  • Thường xuyên cập nhật bài viết của bạn

Đừng coi nhẹ nội dung trang web của bạn. Rất khó và cực kỳ tốn thời gian để viết bài có nội dung tốt. Bạn phải chắc chắn rằng ngôn ngữ bạn sử dụng là đơn giản và bài viết không nên có lỗi ngữ pháp và chính tả.
Sau khi bạn đã viết một bài báo, bạn nên đọc lại ít nhất hai lần trước khi xuất bản nó trên trang web.
Tất cả những điều được đề cập ở trên sẽ giúp bạn có được một nội dung đặc biệt trên website của mình, từ đó sẽ giúp cải thiện chất lượng website và thứ hạng của bạn trên Google cũng như tâm trí người dùng. Nên nhớ: “Hãy tạo ra nội dung đặc biệt hoặc không làm gì”
3. Tăng chuyên môn, thẩm quyền, đáng tin cậy

  • Thiết lập và phát triển chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy hay còn gọi là E-A-T. Đây là nguyên tắc xếp hạng chất lượng tìm kiếm của google và sẽ là một xu hướng chính trong năm 2019.
  • Hay nói một cách khác, các trang web sẽ nhận được xếp hạng chất lượng cao trong kết quả tìm kiếm của google nếu áp dụng nguyên tắc E-A-T. Đặc biệt là các trang web về lĩnh vực tài chính, y tế, chăm sóc sức khoẻ và pháp lý.

Vậy làm thế nào để thiết lập tính chuyên môn, thẩm quyền và tin cậy để tăng xếp hạng?
3.1 Tính chuyên môn (chuyên gia).
Tính chuyên môn ở đây được hiểu những người tạo ra nội dung hoặc chịu trách nhiệm về nội dung trên trang web của bạn phải là người có kiến thức chuyên môn và hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mà bạn đang cung cấp – những người này gọi là chuyên gia.
Ai được gọi là chuyên gia?
  • Các chuyên gia có thể tồn tại trong bất kỳ lĩnh vực nào (hài hước, thời trang…)
  • Mỗi một chuyên gia nên có một chuyên môn về chủ đề của truy vấn.
  • Các chuyên gia không nhất thiết phải có được công nhận chính thức (giáo dục, bằng cấp). Đối với một số lĩnh vực các chuyên gia có thể là những người bình thường chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống của họ trên blog cá nhân, diễn đàn, thảo luận.
  • Đặc biệt với lĩnh vực sức khỏe, ý tế, tài chính và pháp lý thì các chuyên gia được chứng nhận là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất. Nếu thông tin không chính xác được công bố trong các lĩnh vực này dẫn đến nhiều rủi ro từ đó người dùng gặp rủi ro

3.2 Tính thẩm quyền
Để đáp ứng được tính thẩm quyền thì bạn cần chứng minh rằng bạn là một tác giả có thẩm quyền. Để làm được điều này bạn cần:
Hiển thị thông tin người viết:
Nếu bạn đã xác định được người tạo nội dung trên trang web của bạn rồi thì bạn cần hiển thị thông tin xác thực người viết bằng cách:
  • Thêm chức danh công việc của tác giả
  • Giới thiệu một đoạn tiểu sử ngắn về tác giả ở đầu hoặc cuối bài viết
  • Liên kết đến trang web chuyên nghiệp của họ hoặc đến tiểu sử đầy đủ trên trang web của công ty bạn (nếu sử dụng chuyên gia nội bộ)

Tiến hành trích dẫn các nghiên cứu:
  • Ngay cả khi người tạo nội dung của bạn không phải là chuyên gia thì bạn cũng nên chứng minh rằng nội dung của bạn tạo ra cung cấp thông tin chính xác bằng các đoạn trích dẫn nguồn có liên kết phù hợp với đoạn trích dẫn.
  • Đây là một tín hiệu trực tiếp cho google biết rằng bạn đang ghi nguồn. Lưu ý là Google thích những liên kết chất lượng cao vì vậy bạn nên chọn các nguồn uy tín

3.3 Độ tin cậy
Bạn cần cho người dùng biết trang web của bạn có độ tin cậy khi họ truy cập vào. Làm thế nào để người dùng tin cậy trang web của bạn:
Nội dung của bạn hữu ích với người dùng
Các trang nội dung tạo ra phải hữu ích và chính xác nhất nhằm phục vụ người dùng. Google đã liệt kê một số trang hữu ích phổ biến dành cho người dùng như:
  • Trang chia sẻ thông tin về một chủ đề.
  • Trang chia sẻ thông tin cá nhân hoặc xã hội.
  • Trang chia sẻ hình ảnh, video hoặc các hình thức truyền thông khác.
  • Trang bày tỏ ý kiến ​​hoặc quan điểm.
  • Trang giải trí.
  • Trang bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Trang cho phép người dùng đăng câu hỏi cho người dùng khác trả lời.
  • Trang cho phép người dùng chia sẻ tập tin hoặc tải xuống phần mềm.

Giúp người dùng dễ dàng liên hệ với công ty
  • Các thông tin liên hệ trên trang web phải rõ ràng
  • Trang giới thiệu về công ty
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

4. Từ khoá ngữ nghĩa LSI
Từ khóa ngữ nghĩa LSI là những từ và cụm từ được liên kết chặt chẽ với chủ đề trang của bạn.
Ví dụ: Giả sử bạn vừa xuất bản một bài viết về “Dấu hiệu mất sữa”
Từ khóa LSI sẽ chỉ ra cho bạn những thuật ngữ như:
  • Cốm lợi sữa
  • Mất sữa làm sao để có lại
  • Thuốc trị mất sữa
  • Mất sữa đột ngột

Và khi những từ khóa LSI này xuất hiện trên trang của bạn, thì Google đã nghĩ rằng trang này thật sự tốt!