Chắc hẳn không bà mẹ nào còn lạ lẫm với việc bé bị côn trùng đốt sưng tấy. Đôi khi là muỗi, kiến, sâu róm… nặng hơn nữa là ong, rết…Vậy làm thế nào để có thể xử lý những vết côn trùng cắn hiệu quả nhất. Hay việc phòng tránh cho bé không bị côn trùng tấn công. Hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ thực tế của mẹ Tíu nha.

Tíu nhà mình là đứa khá hiếu động, chạy nhảy suốt ngày, vì thế mình quá quen với việc thỉnh thoảng con lại bị côn trùng đốt vào tay, chân, đôi khi là trên vành tai của con do việc Tíu chui ở những góc tối để lục lọi đồ chơi nên bị côn trùng đốt.

Thời điểm nhà mình ở khu Định Công, Hà Nội, gần đó là môt cái mương nên muỗi cực nhiều, nói các mẹ không tin chứ việc "đưa tay vơ được cả nắm muỗi" là chuyện bình thường. Những đứa bé ở khu đó bạn nào cũng chi chít nốt muỗi đốt ở chân, nhìn rõ tội. Vì lý do đấy nên mình rất ít khi cho Tíu ra ngoài chơi, con đi học về là đóng kín cửa trong nhà vì sợ bé bị côn trùng đốt sưng tấy.

Đấy là nói về muỗi, còn thỉnh thoảng Tíu vẫn bị nốt cắn của kiến, khi thì dị ứng do vài con mối bay xung quanh. Vậy làm thế nào để mẹ Tíu có thể nhận biết được các nốt do côn trùng nào đốt để có thể tự xử lý, hay vết nào phải cho đi bác sỹ.

Nhận biết các nốt bé bị côn trùng đốt sưng tấy để xử lý kịp thời.

Thật ra đây là những dấu hiệu được mẹ Tíu đúc rút từ kinh nghiệm bản thân và tham khảo thêm một vài mẹ khác nữa. Tag: diet con trung tai nha

Vết muỗi


Vết muỗi cắn thì thường khá dễ nhận biết, vì kích thước thường to nhỏ khác nhau. Ở những vùng da mỏng của bé thường hay xuất hiện những nốt muỗi cắn như má, phần bắp tay, bắp đùi. Những vết muỗi cắn này thường gây ra hiện tượng đỏ, sưng, ngứa khiến cho bé rất khó chịu.

Vết muỗi cắn chỉ gây khó chịu chứ không nguy hiểm, các mẹ có thể tự xử lý cho bé nhé.

Vết kiến đốt

Đợt Tíu bị kiến đốt đó là khi con về quê ngoại chơi, hí hoáy kiểu gì mà chui vào gốc cây rồi bé bị côn trùng đốt sưng tấy. Mọi người bảo kiến đốt thì không nguy hiểm lắm, nhưng nếu là gặp phải kiến lửa là cả một vấn đề rồi. Kiến đốt sẽ lồi lên thành sẹo, bé có thể bị dị ứng, bạn có thể quan sát nốt kiến đốt khá giống với muỗi, tuy nhiên phần nọc độc của kiến lan ra có thể gây dị ứng.

Vết kiến đốt lan và sưng to hơn nốt muỗi, các mẹ cần chú ý xem khu vực con chơi có xuất hiện kiến gì biết đường xử lý nhé.

Tíu đợt đó bị kiến đốt nên hơi sốt, đi khám bác sỹ bảo do sốc phản vệ, chỉ cần bôi thuốc cho con vài ngày là đỡ rồi. Nhưng sau đợt đó là bố mẹ ” tởn đến già” cho con về quê là mắt lúc nào cũng phải để ý đến con.

Vết ong đốt

Cái này cực nguy hiểm này, bé gần nhà mình có lần vô tình đi qua tổ ong mà bị đốt, lúc ấy bé khoảng hơn 4 tuổi rồi. Bé bị côn trùng đốt sưng tấy đỏ, nóng rát, đau và ngứa dữ dội. Lúc đấy bố mẹ bạn ấy sợ quá nên cho con đi bác sỹ ngay vì sợ nọc độc trong ong sẽ gây dị ứng, ảnh hưởng đến vấn đề về hô hấp, nhưng may quá là bạn ấy không bị sao, chỉ uống và bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ vài ngày là ổn.


Một loại ong mà mình mới nghe nói chứ chưa nhìn thấy bao giờ đó là "ong bắp cày", vết đốt của loài ong này theo mình tìm hiểu thì bé bị côn trùng đốt sưng tấy không những thế còn phồng rộp, vết đốt của nó vô cùng đau đớn. Theo đó trong nọc ong bắp cày còn chứa chất độc lớn, nọc độc chứa histamine và acetylcholine.

Nên khi nhìn thấy ong bắp cày thì bố mẹ nên đưa con tránh xa ra nhé, hoặc nếu vô tình bị ong đốt thì nhanh chóng đưa đến bác sỹ để được xử lý kịp thời nhé. Tag: diet moi tai nha gia re

Vết đốt của tò vò

Ổ tò vò thường xuất hiện ở những nơi ẩm ướt, ít ánh sáng mặt trời. Trước kia mình cứ nghĩ loài này lành tính, chỉ quanh quẩn ở tổ, nhưng mình đã nhầm. Loài côn trùng này tương tự như ong, tức là khi bạn vô tình chọc vào tổ của chúng, là chúng sẽ tấn công ngay, mình chính là một nạn nhân của tò vò.

Nọc độc của tò vò tấy đỏ, sưng, vô cùng ngưa, còn bị xuất huyết dưới da nữa. May mắn là đợt đó mình chỉ có bị những triệu chứng như trên thôi, nhiều người bị dị ứng còn có thể bị sốc phản vệ gây sốt nữa.

Bé bị côn trùng đốt sưng tấy do ve chó

Loại này nghe khá là "kinh dị" các mẹ ạ, mình lúc đầu cũng nghĩ rằng loài này chỉ bám trên người chó mèo thôi, nhưng không ngờ nghe được nhiều vụ nhà nuôi thú cưng, không tắm rửa sạch sẽ cho chúng nên có lần cả nhà xuất hiện nốt cắn, sau mới tá hỏa là bị ve chó cắn.

Loại này thì cực kỳ nguy hiểm nha, vì chúng có thể sống ký sinh trên cơ thể người, hút máu cơ thể người trong một thời gian rất dài. Những nốt thường xuất hiện có màu đỏ, nếu không phát hiện sớm có nguy cơ bị viêm não, bệnh lyme và nhiều bệnh khác nữa đấy. Theo mình thì không cần chờ đợi, nên đi ngay đến bác sỹ trong trường hợp phát hiện bị đốt bởi ve chó.

Nốt chấy đốt

Hôm trước mình nói chuyện với chồng, bảo Tíu đi học mà nằm chung với các bạn không biết có bị lây chấy không, chồng mình bảo ” thời đại nào rồi mà còn chấy”, thế là lại nhầm to rồi nhé. Vài chị bạn của mình có con gái đi học vẫn bị lây chấy khi ngủ cũng với các bạn. Chấy đốt thì thường có những chấm đỏ giống muỗi đốt ở tóc, cổ, sau gáy, vết đốt này cách nhau vài cm và thường bị khoét lỗ.

Vết bé bị côn trùng đốt sưng tấy do chấy không nguy hiểm, tuy nhiên các mẹ cần xử lý vết và bắt chấy để tránh việc chấy đẻ trứng và phát triển trên đầu bé nhé. Lúc đó sẽ to chuyện đó ạ.

Nốt rệp giường

Cái này gặp phải khi bạn ít khi dọn dẹp giường chiếu, da sẽ bị sưng đỏ và ngứa. Dấu hiệu nhận biết chính xác hơn là các vêt cắn gần nhau, tạp thành những đợn ngắn trên da và thường sẽ bị đốt vào ban đêm khi ngủ.

Nốt ruồi trâu đốt

Bạn nghĩ ruồi sẽ không đốt người, nhưng ruồi trâu thì có, nó đốt đau và hút máu người nữa đấy. Vết đốt lúc đầu sẽ chỉ khoảng nhỏ thôi, nhưng sau đó thì sưng và ngứa rất nhiều. Loài này thì nguy hiểm do cơ thể có lẽ sẽ bị sốt, nhưng cũng may mắn thay là loài này hiếm lắm mới đốt người, chủ yếu đốt động vật thôi.

Các bước xử lý cho bé khi bị côn trùng đốt sưng tấy.

Các bố mẹ cũng không thể tránh hoàn toàn cho con khi bị côn trùng đốt, vì thế việc tìm hiểu về cách xử lý bé bị côn trùng đốt sưng tấy như thế nào là điều vô cùng cần thiết.

Nếu bé nhỏ, dưới 1 tuổi thì mẹ không nên lựa chọn những thuốc đặc trị để dùng cho con vì làn da của bé quá mỏng manh, thay vào đó hãy dùng cồn xoa bóp hay nước rửa tay lành tính để rửa cho con nhé. Bước này giúp hạn chế việc lây lan của nọc côn trùng, giảm ngứa cho bé.

Nhiều bé bị phản ứng khá mạnh với nốt cắn của côn trùng, dẫn đến việc sưng tấy. Do đó mẹ hay bọc đã lạnh vào khăn xô, lăn trên vết côn trùng cho bé nha. Cách này khá là hiệu quả trong tác dụng giảm ngứa, giảm sưng tấy.

Có nhiều mẹ truyền tai nhau cách xử lý khi bé bị côn trùng đốt sưng tấy bằng phương pháp dân gian như bôi tỏi, xát vỏ chuối vào vết đốt, hoặc bôi dầu vào vết sưng. Mình nghĩ cách này cũng khá hay, không lạm dụng thuốc.

Ngoài ra, nếu bố mẹ muốn con nhanh khỏi, đỡ đau nhanh hơn thì có thể dùng những loại kem bôi ngoài da như: kem trị muỗi đốt và côn trùng cắn Muhi.

Hướng dẫn cách để bé tránh bị côn trùng đốt.

Nên mặc quần áo dài cho bé vào sáng sớm và chập tối. Nếu đi ra ngoài thì nên đi tất và đội mũ rộng vành. Màu sắc mà bố mẹ nên lựa chọn là màu sáng, chất liệu mặc cho mùa hè là mỏng và mát kẻo làm con đổ mồ hôi gây khó chịu.

Bố mẹ nên dùng màn khi đi ngủ để tránh con bị côn trùng tấn côn khi ngủ nhé.

Nếu có điều kiện 1 năm nên phun thuốc diệt côn trùng một lần, nhà mình thường phun côn trùng vào dịp nghỉ lễ, lúc này gia đình về quê nên hóa chất không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra mẹ có thể dùng thêm những loại xịt chống côn trùng như: xịt chống muỗi và côn trùng Skin Vape hương chanh, kem chống muỗi Chicco 60ml dạng gel, thảo dược chống muỗi Farlin Top.159 …

Trên đây là kinh nghiệm của mẹ Tíu về việc nhận biết, xử lý và phòng tránh côn trùng đốt dành cho bố mẹ. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bố mẹ hạn chế tối đa việc bé bị côn trùng đốt, nhất là trong thời điểm giao mùa này.

Chúc các bé luôn khỏe mạnh.

Nguồn: shoptretho.com.vn