Nhiều hộ gia đình đã từ chối thẳng thừng hoặc chỉ cho phun 'quấy quá' khi nhân viên y tế dự phòng tới phun thuốc diệt muỗi dập dịch sốt xuất huyết vì cho rằng thuốc gây hại cho sức khỏe con người.


Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, nếu có hàng xóm hoặc người sống trong cùng cụm dân cư bị sốt xuất huyết tức là nhà bạn đang nằm trong ổ dịch. Trạm y tế phường, xã sẽ tới từng nhà phun thuốc diệt muỗi cho cả khu.

Ông Phu khẳng định, thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng để dập dịch sốt xuất huyết ở các cụm dân cư không gây độc đối với sức khỏe con người. Các sản phẩm diệt côn trùng hiện nay gồm ba nhóm: Nhóm có gốc clo hữu cơ, nhóm có gốc phốt pho hữu cơ và nhóm có gốc Pyrethrine. Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng là nhóm Pyrethrine thuốc thuộc thế hệ mới nhất, là thuốc hàng đầu và đã qua thử nghiệm ở cả 3 miền của Việt Nam cho kết quả an toàn. Hiện các nước trên Thế giới cũng đang sử dụng loại thuốc này.

Còn theo BS Nguyễn Nhật Cảm, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, phun thuốc phòng chống dịch sốt xuất huyết là phun không gian ở thể tích cực nhỏ với lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương nhưng có hiệu quả tối đa. Chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất sẽ khuếch tán trong không gian nên việc lo ngại thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe là lo lắng không có cơ sở. Tag: phong chong moi cong trinh


Sau khi phun, người dân chỉ cần chờ cho thuốc khô khoảng 30 phút là vào nhà an toàn. Với một số người có bệnh đường hô hấp hoặc trẻ nhỏ có dễ bị kích ứng (có thể bị ho) thì nên tránh ra ngoài lâu hơn từ 2 tới 3 tiếng sau đó vào nhà.

Ông Cảm cũng cho biết, mặt khác với đặc tính chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất này sẽ khuếch tán trong không gian như đã nói ở trên nên thuốc phun chỉ diệt được muỗi vằn trưởng thành nhiễm vi rút truyền bệnh sốt xuất huyết ở thời điểm đó chứ không duy trì được lâu dài, mãi mãi. Khi lượng hóa chất đã hết trong không khí, nếu môi trường xung quanh hoặc ở các hộ dân khác vẫn tồn tại muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết thì muỗi này vẫn có thể tiếp tục bay vào nhà, đốt người. Và như vậy, nguy cơ mắc SXH vẫn xảy ra. Tag: diet chuot sieu thi nha hang

Ông Cảm lưu ý, nhiều người dân nghĩ rằng gia đình đã từng phun hóa chất diệt muỗi cách đó một khoảng thời gian và khi vùng có dịch, nhân viên y tế tiếp tục tới phun thuốc nữa sẽ không cần thiết. Điều đó là quan niệm sai lầm. Bởi nếu chỉ một hộ gia đình phun thuốc, có ý thức diệt loăng quăng, bọ gậy nhưng xóm ngõ vẫn để nhiều phế thải đọng nước mưa, các hộ gia đình khác không có ý thức phòng bệnh thì đàn muỗi mang mầm bệnh vẫn bay từ nhà này qua nhà khác và truyền bệnh.

Thuốc phun muỗi sốt xuất huyết được Bộ Y tế sử dụng thuộc nhóm có gốc Pyrethrine, thuộc thế hệ mới nhất, được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Mặc dù thuốc phun muỗi mà Bộ Y tế sử dụng không gây ngộ độc cho con người khi sử dụng đúng cách, tuy nhiên nếu sử dụng thuốc với hàm lượng vượt quá mức cho phép có thể gây ảnh hưởng tới con người, môi trường, vật nuôi, làm ô nhiễm nguồn nước và các động vật thủy sinh.

Cụ thể, các thuốc nhóm gốc Pyrethroids nói chung có thể gây ngộ độc cấp tính nếu con người hít vào một lượng thuốc lớn (từ 30ml trở lên) trong thời gian dài. Thuốc sẽ kích thích phế quản tiết dịch gây co thắt cơ trơn, ức chế thần kinh trung ương và giảm tri giác, gây đỏ, ngứa, tụt huyết áp...

Nguồn: tienphong.vn/suc-khoe/thuoc-phun-muoi-co-doc-hai-gi-cho-suc-khoe-con-nguoi-khong-1474716.tpo