Từ một thị trường sôi động suốt hai thập niên ở Việt Nam, nhưng đến nay mảng kinh doanh đầu karaoke đang dần rút lui trước sự lên ngôi của giải trí online, nhiều tên tuổi lớn dừng bước hoặc chuyển đổi sang hình ảnh mới.


Thương hiệu lớn ra đi đầu không ngoảnh lại

Bắt đầu từ cuối năm 2018 và nửa đầu năm 2019, cái tên Arirang lại một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận, nhưng không phải như cách đây một thập niên khi thương hiệu này vươn lên thành một trong 3 cái tên chiếm lĩnh thị trường đầu karaoke. Các cổ đông của Công ty cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận - Maseco (chủ sở hữu thương hiệu Arirang) dần thoái vốn, đẩy Ariang đến một kết cục đã thấy trước. Tháng 8/2019, Maseco chính thức dừng kinh doanh thương hiệu Arirang và tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng cho bên nào có nhu cầu. Tag: thiet ke quan karaoke

Từ chỗ mang lại doanh thu cả ngàn tỷ đồng và lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, các thiết bị hát karaoke, loa kẹo kéo đã đưa Arirang gần chiếm lĩnh thị phần miền Nam và vươn ra miền Bắc, nhưng mọi thứ lại đi xuống từ năm 2014 đến nay. Doanh thu thuần của Arirang trượt dốc không phanh từ gần 700 tỷ xuống 173,5 tỷ vào năm 2018. Tag: thiet ke phong karaoke dep

Quyết định cắt bỏ Arirang của Maseco sau gần 2 thập kỷ tồn tại trên thị trường là nước đi bắt buộc, mà theo công ty để đạt mục tiêu tái cơ cấu toàn bộ hoạt động, có lãi trở lại từ năm 2020. Trong đó lĩnh vực kinh doanh chính sẽ là bất động sản và ô tô.

Cũng từng làm “mưa gió” tại các phòng hát và hộ gia đình một thập niên về trước, đầu karaoke California dần vắng bóng từ vài năm trở lại đây. Tương tự công ty Viettronics Tân Bình cũng đã ngưng sản xuất đầu karaoke và đang giải quyết lượng hàng tồn.

Nguồn: tienphong.vn/kinh-te/nganh-cong-nghiep-karaoke-ke-thanh-danh-nguoi-that-bai-1478628.tpo