Tai biến mạch máu não có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng chiếm tỷ lệ cao ở người lớn tuổi. Bệnh tai biến mạch máu não ít nhiều sẽ để lại di chứng, một trong những di chứng thường gặp đó là liệt nửa người. Liệt nửa người là một trong những di chứng nặng nhất của bệnh tai biến mạch máu não.

Quá trình điều trị di chứng tai biến mạch máu não rất khó khăn, tốc độ và mức độ phục hồi chậm, đòi hỏi người nhà bệnh nhân phải chuẩn bị tâm lý và kiên trì đối mặt. Bệnh nhân bị liệt nửa người thường khó khăn trong sinh hoạt, tập luyện hằng ngày và thường phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. Vậy nên làm sao để phục hồi cho bệnh nhân bị liệt nửa người sau tai biến? Đó là vấn đề quan trọng giúp cho bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường, tự chăm sóc bản thân, hòa nhập với gia đình và xã hội.
Cách điều trị liệt nửa người sau tai biến mạch máu não
1. Liệt nửa người là gì?

Liệt nửa người do tai biến mạch máu não là tình trạng suy giảm hoặc mất khả năng vận động ở một bên người do bị tổn thương một vùng não sau tai biến. Liệt nửa người bên trái hay bên phải tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương, vùng não phải bị tổn thương gây liệt nửa người bên trái và ngược lại, vùng não trái bị tổn thương thì liệt nửa người bên phải.
Xem thêm vật lý trị liệu tphcm
2. Biến chứng, nguy cơ khi bị liệt do tai biến mạch máu não
– Loét do đè ép.

– Co rút, co cứng, cốt hóa lạc chỗ.

– Loãng xương, gãy xương.

– Viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch.

– Rối loạn đại tiểu tiện.

3. Điều trị phục hồi di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng
– Giai đoạn đầu:

+ Các kỹ thuật vị thế: Bố trí giường nằm, các vị thế nằm đúng theo mẫu phục hồi.

+ Tập vận động thụ động nửa người bên liệt:

Khớp vai: Gấp, duỗi, giạng, khép, xoay trong, xoay ngoài

Khớp khuỷu: Gấp, duỗi khuỷu, quay sấp, xoay ngửa cẳng tay.

Khớp cổ tay: Gấp, duỗi, nghiêng trong, nghiêng ngoài khớp cổ tay.

Các ngón tay: Gấp, duỗi, dạng, khép các ngón tay.

Khớp háng: Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài.

Khớp gối: Gấp, duỗi.

Khớp cổ chân: Gấp, duỗi.

Các ngón chân: Gấp, duỗi, dạng, khép.

– Giai đoạn sau:

+ Tập theo tầm vận động: tập vận động có trợ giúp, vận động chủ động.

+ Tập vận động ở các tư thế: nằm, ngồi, đứng, đi.

+ Tập vận động với các dụng cụ trợ giúp.

+ Tập thực hiện các hoạt động tự chăm sóc (hoạt động trị liệu).

+ Tập nói, giao tiếp (với những bệnh nhân thất ngôn).

– Giai đoạn hoà nhập:

+ Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình: phòng ngừa di chứng và tai biến tái phát.

+ Cải tạo nhà ở và môi trường xung quanh cho phù hợp với bệnh nhân.

+ Các dụng cụ trợ giúp cần thiết cho giai đoạn này: trợ giúp đi lại, trợ giúp sinh hoạt, trợ giúp làm việc…

+ Tham gia các hoạt động hòa nhập cộng đồng: nhóm trợ giúp, hội người tàn tật, tiếp cận các dịch vụ công cộng, các hoạt động của cộng đồng.

+ Hỗ trợ bệnh nhân và gia đình về tâm lý sau tai biến: có những chức năng không thể phục hồi, người bệnh trở thành người tàn tật.

+ Việc làm và thu nhập: khả năng tiếp tục nghề cũ, hoặc bệnh nhân phaỉ học một nghề mới hoặc có những hoạt động gì tạo thu nhập?
Tham khảo thêm phục hồi chức năng Bình Dương tại đây: https://vatlytrilieu24h.com/tap-vat-...inh-duong.html