Thoái hoá khớp là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh khớp, ở những người lớn tuổi, cả nam và nữ. Khoảng > 50% số người trên 65 tuổi mắc thoái hoá khớp cấp, ở những người trên 75 tuổi thoái hoá ít nhất ở một khớp nào đó.

Theo thống kê, hầu hết các bệnh nhân thoái hoá khớp không có triệu chứng lâm sàng, chỉ có 5-15% số người bệnh có triệu chứng lâm sàng khi đó được gọi là bệnh thoái hoá khớp. Nghề nghiệp có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh thoái hoá khớp, những công nhân khuân vác, những thợ mỏ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn những người làm công việc nhẹ. Ở lứa tuổi 45-55 tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ ngang nhau, nhưng sau tuổi 55 bệnh gặp ở phụ nữ với tỉ lệ cao hơn so với nam.
KHÁM VỚI BÁC SĨ CHUYÊN KHOA
khám bệnh thoái hóa khớp thế nào
Bác sĩ CK II, Tiến sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan – Nguyên Trưởng khoa cơ xương khớp và Nội tổng hợp Bệnh viện E Hà Nội khám cho người bệnh tại Hệ thống Y tế Thu Cúc
Ban đầu, người bệnh sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp. Đây là bước rất quan trọng. Nhờ khám lâm sàng, bác sĩ có thể khai thác các dấu hiệu của người bệnh như: vị trí đau, cứng ở trong khớp hoặc quanh khớp, đi kèm với hạn chế cử động khớp. Đau khởi phát từ từ, mức độ đau vừa hoặc nhẹ. Đau tăng lên khi cử động, khi đi lại. Người bệnh cũng cung cấp các thông tin khác bao gồm: bệnh lý đi kèm, tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, tính chất công việc hay các chấn thương đã từng gặp phải.
Bác sĩ cũng khám thực thể để thường phát hiện các triệu chứng ở vị trí khớp đau như phì đại đầu xương, đau khi khám tổ chức cạnh khớp hoặc điểm bám của bao khớp, dây chằng, gân cơ.
Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp.
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH, THĂM DÒ CHỨC NĂNG
khám bệnh thoái hóa khớp
Chẩn đoán thoái hoá khớp thường dựa vào sự thay đổi hình ảnh X quang khớp.
X-quang khớp: chẩn đoán thoái hoá khớp thường dựa vào sự thay đổi hình ảnh X quang khớp. Triệu chứng X quang điển hình là hình ảnh phì đại xương, gai xương ở rìa khớp. Hẹp khe khớp không đồng đều, đậm đặc xương dưới sụn. Hẹp khe khớp có thể do lớp sụn mỏng đi, hoặc do vôi hoá sụn ở vùng mọc gai xương. Giai đoạn muộn xuất hiện các kén ở đầu xương, tái tạo xương thay đổi hình dạng đầu xương, khuyết xương ở trung tâm, xẹp vỏ xương ở khớp đốt xa hoặc đôi khi ở khớp đốt gần bàn tay là biểu hiện của thoái hoá nhiều khớp.
Siêu âm khớp: đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)): phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian ba chiều, phát hiện được các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
Nội soi khớp: phương pháp nội soi khớp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau (theo Outbright chia bốn độ), qua nội soi khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác.
XÉT NGHIỆM MÁU VÀ SINH HÓA
khám bệnh thoái hóa khớp
các xét nghiệm này thường dùng để phát hiện những trạng thái bệnh lý khác đi kèm, hoặc theo dõi những diễn biến điều trị.
Chẩn đoán thoái hoá khớp thường dựa vào hỏi bệnh, khám thực thể và chẩn đoán hình ảnh. Do đó các xét nghiệm này thường dùng để phát hiện những trạng thái bệnh lý khác đi kèm, hoặc theo dõi những diễn biến điều trị. Các xét nghiệm sinh hoá máu như: creatinin, urê, K+ có thể làm trước khi dùng thuốc chống viêm không steroid. Tốc độ lắng hồng cầu, yếu tố thấp cũng ít thay đổi trong bệnh thoái hoá
https://gitlab.parashift.com.au/thai...goi/-/issues/7
https://git.akaver.com/thaisantrongo...goi/-/issues/5
https://thaisanthucuc.hatenablog.com...0/07/27/110225
https://thaisanthucuc.page.tl/xoa-bu...ersion=desktop
https://www.transport.gov.za/web/tha...-/blogs/163837
http://ysraarogyasri.ap.gov.in/web/t...-/blogs/217646
http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/...e-bau-can-biet
http://data.houstontx.gov/datareques...2-cf3f5507a22a
http://ipc.daknong.gov.vn/vn/raovat/1241/42340.html