Văn phòng Luật sư là tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc về Điều kiện kinh doanh văn phòng Luật sư để bạn đọc có thể tham khảo.

I. Phạm vi hoạt động của Văn phòng Luật sư:


– Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

– Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện tư vấn pháp luật.

– Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

– Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

II. Điều kiện thành lập Văn phòng Luật sư:

1. Tư cách chủ thể:
– Phải là Doanh nghiệp tư nhân do một Luật sư thành lập hợp pháp.

2. Điều kiện đối với trưởng văn phòng Luật sư:
– Trưởng Văn phòng luật sư (chủ doanh nghiệp) phải là luật sư có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức;

– Trưởng Văn phòng luật sư không được phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư khác.
3. Đặc điểm của văn phòng:
– Có trụ sở ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có Đoàn Luật sư mà Trưởng văn phòng là thành viên;

– Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, ví dụ như “Văn phòng luật sư ABC”;

+ Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động;

+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

III. Thủ tục cấp phép hoạt động Văn phòng luật sư:



1.Thành phần hồ sơ:

a. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động ( theo mẫu TP-LS-02 ban hành kèm theo Thông tư 02/2015/TT-BTP)

b. Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của Trưởng Văn phòng;

c. Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

d. Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người thực hiện thủ tục không phải là Trưởng Văn phòng.

e. Dự thảo Điều lệ của công ty luật.

2. Nơi nộp hồ sơ:

– Sở Tư pháp nơi văn phòng luật sư đặt trụ sở.

3.Thời hạn giải quyết:
– 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

4. Kết quả:
– Giấy đăng ký hoạt động

5. Một số lưu ý sau khi thành lập văn phòng luật sư

a) Văn phòng luật sư chỉ được bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

b) Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng Văn phòng luật sư phải thực hiện thông báo với Đoàn luật sư nơi mình là thành viên.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Văn bản thông báo bắt đầu hoạt động;

– Bản sao Giấy đăng ký hoạt động.

c) Trong 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng luật sư phải thực hiện công bố nội dung đăng ký hoạt động:

– Cách thức: đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp

– Nội dung công bố:

+ Tên văn phòng luật sư;

+ Địa chỉ trụ sở của văn phòng luật sư;

+ Lĩnh vực hành nghề;

+ Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của Trưởng văn phòng luật sư;

+ Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.

** Văn bản pháp luật điều chỉnh:

Luật Luật sư 2006
Luật Luật sư sửa đổi 2012
Nghị định 123/2013/NĐ-CP

>>> Xem thêm: văn phòng luật sư hà nội uy tín

Luật Hà Thành Asia được thành lập, tồn tại và phát triển với định hướng phát triển từng bước, bền vững, ổn định, trở thành hãng luật chuyên nghiệp nhằm giúp khách hàng được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất có thể. Luật Hà Thành Asia luôn chú trọng rèn luyện đạo đức cho các Luật sư của mình và luôn không ngừng tự trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật văn bản pháp luật mới và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, tranh tụng tại Tòa để mang lại hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu của Quý khách hàng.