Chiếc áo thun trơn đơn giản là thế nhưng để có thể làm ra một chiếc áo thật duyên dáng và phong cách cho các bạn nữ thì không đơn giản chút nào, nó đòi hỏi phải thực hiện một quy trình gồm nhiều công đoạn.

Sau đây, mời các bạn cùng “áo thun trơn cho nữ Store” tìm hiểu 5 bước để có thêm những trải nghiệm thú vị về chiếc áo thun trơn nhé!
Công đoạn đầu tiên

Xếp vải thun trơn

Để có thể cho ra một áo thun trơn , xuong may ao thun vải từ các kho. Vải thun trơn tại kho được quấn thành từng cuộn vải lớn với chiều dai, kích thước khác nhau: từ 1,2m đến 1,6m… Bây giờ, muốn cắt vải thì xưởng may phải trải các cuộn thun trơn này ra bề mặt thật phẳng để có thể bắt đầu công đoạn cắt.

Áo thun trơn cho nữ thường được may theo size, số lượng lớn nên xưởng may thường trải nhiều mảnh vải chồng lên nhau để tiến hành cắt cùng một lần cho tiết kiệm thời gian. Công đoạn trải vải thun trơn khá nặng nhọc, đòi hỏi nhiều thời gian nếu người thợ may ao thun không có các phương tiện hỗ trợ. Thường thì nười thợ sẽ phải lăn cuộn vải nhiều lần qua lại, đồng thời giữ cho các mép vải phải bằng nhau, các lớp vải thẳng trơn, không bị xô lệch, nhăn cuộn để tránh sai sót, không đều khi tiến hành công đoạn cắt.

Sau khi người thợn xưởng đã trải vải thun trơn thành từng tấm chồng lên nhau, họ bắt đầu vẽ lên trên bề mặt tấm các phần của chiếc áo như tay áo, vai áo, mặt trước, mặt sau… bằng phấn chuyên dụng của ngành may. Thợ xưởng sẽ căn đo, ước lượng để khi cắt làm sao cho ít tốn vải nhất có thể.

Công đoạn thứ 2

Cắt vải thun trơn

Sau công đoạn vẽ sơ đồ đường cắt trên vải, người thợ sẽ bắt đầu cắt vải. Công đoạn này được thực hiện hoàn toàn nhờ vào tay nghề của người thợ. Cắt vải trong may số lượng lớn áo thun trơn không dùng kéo, vì phải cắt nhiều chồng vải xếp úp lên nhau thành một lớp dày cộm chỉ chứ không chỉ là cắt một tấm vải. D đó, người thợ cắt bắt buộc phải dùng máy. Tuy nhiên, độ chính xác và đều tay của các lát cắt vẫn phụ thuộc phần nhiều vào tay nghề của người thợ.

Máy cắt vải có bề ngoài tương tự như chiếc cưa máy chuyên dụng, có lưỡi quay đều theo quỹ đạo tròn, sắc bén nhằm đưa đến vị trí nào sẽ phải làm đứt vải thun trơn ra đến đó. Áo thun trơn cho nữ đòi hỏi sự chính xác đến từng milimet, vì vậy người thợ phải tỉ mỉ canh chỉnh sao cho lưỡi cắt máy đi chính xác theo các đường đánh dấu đã vẽ. Công đoạn cắt vải bắt buộc cần phải có kinh nghiệm lâu năm trong nghề để không bị cắt nhầm, cắt xém, bị xê dịch hoặc thậm chí bị cắt vào tay.

Công đoạn thứ 3

Vì là áo thun trơn nên thường sẽ không có bước này, tuy nhiên, nếu có yêu cầu gắn thêm logo, hay thêu thêm 1 chi tiết nhỏ thì xưởng cũng sẽ đáp ứng.

Sau khi các cuộn vải được cắt ra thành từng phần của chiếc áo, xem như công đoạn khó nhất đã hoàn thành, người thợ sẽ chọn những phần cần in, thêu để tiến hành công đoạn này. Khi bắt đầu in chuyển hoặc thêu công nghiệp người ta cũng tiến hành hàng loạt trên các miếng vải đã cắt sẵn. Với sự chuyên nghiệp và hỗ trợ của máy móc công nghiệp như thế nên tốc độ in, thêu là cực kì nhanh chóng.

Công đoạn thứ 4

Ráp may áo thun trơn

Sau khi in chuyển, thêu công nghiệp đã hoàn thành, bước tiếp theo vải được chuyển sang công đoạn may ráp để những tấm vải đã cắt ráp lại với nhau thành những chiếc áo thun hoàn thiện. Nếu xưởng may ao thun trơn có quy mô lớn thì mỗi “chuyền” sẽ có trách nhiệm lắp ráp một bộ phận của áo, kết thúc công đoạn của bộ phận mình sẽ chuyển cho bộ phận tiếp theo làm giai đoạn kế tiếp cho đến lúc hoàn thiện 100% chiếc áo thun trơn.

Công đoạn thứ 5

Kiểm tra, đảm bảo chất lượng cuối cùng

Sản phẩm hoàn thiện phải được kiểm tra để đạt được chất lượng tốt nhất. Bộ phận kiểm tra chất lượng chuyên nghiệp sẽ tiến hành kiểm tra lại lô hàng vừa hoàn thành có bị lỗi kĩ thuật may không, các đường may, vắt sổ có mượt mà không, có bị sai sót gì không…

Những thiếu sót trên chiếc áo thun trơn cho nữ sẽ phải được hoàn thiện kĩ càng, thêm hoặc bớt đi các miếng vải dư, cắt bỏ đường chỉ thừa... Những chiếc áo bị lỗi lớn không thể khắc phục sẽ được chia ra phân loại ra, chiếc áo hoàn chỉnh không bị sai sót sẽ được đi đến khâu hoàn thiện.

Công đoạn cuối cùng

Hoàn thiện áo thun trơn thành phẩm


Khâu hoàn thiện chủ yếu có nhiệm vụ làm chiếc áo trở nên phẳng, loại bỏ những dị vật vướng trên áo, làm chiếc áo trở nên mới hơn, đẹp mắt hơn. Ở công đoạn này, bộ phận ép phẳng áo sẽ thực hiện nhiệm vụ làm cho những chiếc áo thun trơn này đẹp đẽ và phẳng phiu.

Cuối cùng, áo sẽ được gấp lại gọn gàng và cho vào các túi xinh xắn, dán tem, mạc và được chuyển đến tận tay cho khách hàng.

Kết luận:

Để có được những chiếc áo thun trơn quả không phải là đơn giản phải không các bạn. Hy vọng rằng những thông tin trên của “áo thun trơn cho nữ” thực sự có ích và giúp các bạn hiểu hơn, yêu hơn chiếc áo thun trơn đang mặc hàng ngày. Cuối cùng, chúc các bạn ngày mới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc. Cùng đông hành và chia sẻ với chúng tôi những điều thú vị về áo thun trơn các bạn nhé.

Xem thêm:
May balo túi xách