bà bầu ăn cà pháo có được không? Bà bầu ăn cà pháo có sao không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi có ý kiến cho rằng, trong quả cà có độc không có lợi cho thai nhi.

  • đông trung ha thao
  • thuốc trắng da ivory caps
  • thuoc tri ung thu fucoidan
  • thuốc trắng da ivory caps có tốt không
  • thuốc thoái hóa khớp
Dinh dưỡng từ quả cà
Cà pháo nói riêng và các loại cà trong họ cà nói chung được cho là thực phẩm có nhiều dinh dưỡng.

Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học là Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.

Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.

Bà bầu ăn cà pháo được không?
Trong thai kỳ, rất nhiều bà bầu thắc mắc có được ăn cà pháo hay không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn cà pháo, tuy nhiên nên ăn cà đã ướp đủ chín, không được ăn cà xanh và nên hạn chế ăn.

Bà bầu ăn cà pháo có sao không là thắc mắc của rất nhiều người
Trang Dân trí cho biết, đối với một số người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh cần lưu ý khi ăn cà pháo. Cà pháo tính hàn, hơi độc, ăn nhiều có thể bị đau bụng và sinh cố tật cho nên người xưa thật có lý khi nói rằng một quả cà, ba chén thuốc. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.

Đàn bà ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung. Phụ nữ trong quá trình mang thai, những món ăn thuộc họ nhà muối như dưa muối, cà muối… rất hấp dẫn bà bầu. Tuy nhiên những đồ muối gỏi, muối sổi này không phải lúc nào cũng đảm bảo vệ sinh, có nhiều chất chua, chất axit.. dễ dẫn đến phù nề, nên các thai phụ không nên ăn quá nhiều.

Trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc. Loài cà nào có vị đắng nhiều tức là chất độc càng cao.

Chất độc trong cà thường được biết tới là các alkaloids. Ngoài ra, cà pháo còn có một lượng solanin độc. Quả cà chưa chín có lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Chất solanin trong cà được xác định giống như chất độc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây.

Solanine rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bà bầu không nên ăn cà pháo, nếu ăn phải ăn cà chín và hạn chế nếu có thể.

NÊN VÀ KHÔNG NÊN – ĐỒ ĂN CHO NÀNG BẦU BÍ
Trong quá trình mang bầu, nếu thai phụ uống rượu quá nhiều trong một lần, hoặc tích tụ từng lượng nhỏ một sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Bà bầu và trà

Trong trà có chứa chất cafein, có thể kích thích các cơ quan thần kinh của con người. Theo lời khuyên của các chuyên gia, vào ban ngày, các bà bầu uống 1, 2 chén chè xanh thì không sao, nhưng vào buổi tối dễ gây mấy ngủ. Những bà mẹ mang thai từ tuần thứ 28 trở ra, bụng đã bắt đầu to, chất lượng giấc ngủ thường giảm sút so với trước, bởi vậy, bà bầu nên tránh uống chè vào thời điểm này. Bên cạnh đó, trong một số loại chè như chè nhài, chè sen… đã được gia công tẩm ướp hương liệu có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Do đó, những bà bầu nghiện chè nên kiềm chế trước thức uống này và nếu có dùng cũng cần phải kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng.

Bà bầu và cà phê

Theo như kết luận của các nhà khoa học, nếu trong quá trình mang thai, người mẹ hấp thu quá nhiều chất cafein sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển xương cốt của bào thai, có thể dẫn đến hư thai, sinh non, cân nặng của bào thai…. Bên cạnh đó, cà phê còn khiến các bà bầu cảm thấy tim đập nhanh, tiểu rắt, buồn nôn… nên các bác sĩ khuyến cáo, những bà mẹ tương lai không nên dùng thức uống này và nếu có nghiện lắm thì chỉ dùng hạn chế 1 ly nhỏ/ngày.

Bà bầu và những đồ ăn có hương thơm nồng

Bà bầu thường bị hấp dẫn bởi những đồ ăn có hương thơm nồng, mà không biết rằng những đồ ăn này thường chứa thành phần diêm sinh và hương liệu có thể dẫn đến nguy cơ cao huyết áp, phù nề. Do đó, trong thời gian mang thai, các thai phụ nên chọn những đồ ăn có mùi vị nhẹ nhàng, thanh khiết.
Trong thời gian đầu khi mang thai, nhiều thai phụ lao đao vì nghén và cứu tinh của họ lúc này là những món đồ chua. Ăn quá nhiều đồ chua sẽ làm tăng độ axit trong dạ dày, bên cạnh đó, quá trình bài tiết ở bà bầu thường chậm hơn… dễ dẫn đến bệnh viêm dạ dày. Do đó, qua thời kỳ nghén, bà bầu nên bỏ thói quen ăn chua.

Bà bầu và đồ ăn sống

Trong quá trình mang thai, ăn đồ sống rất dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm từ ký sinh trùng. Bên cạnh đó, chất lượng của những đồ ăn sống thường không được bảo đảm, có thể dẫn đến bệnh dạ dày, tiêu chảy. Tốt nhất là các bà bầu nên tránh xa những món sống, món gỏi dù nó hấp dẫn đến đâu.

Bà bầu và nước uống có ga

Nước uống có ga thường chứa hàm lượng đường cao, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Chất CO2 trong nước ngọt có ga khiến thai phụ có cảm giác trướng khí. Hơn nữa, thức uống có ga không có chất dinh dưỡng nên các bà bầu cũng không cần quá “mặn nồng” với loại thức uống này trong quá trình mang thai.

Bà bầu sử dụng những đồ ăn, thức uống lạnh không có quá nhiều nguy hại ngoại trừ phải chú ý vấn đề vệ sinh thực phẩm.

Bà bầu và đồ lên men

Trong quá trình mang thai, những món ăn thuộc họ nhà “muối” như dưa muối, cà muối… rất hấp dẫn bà bầu. Tuy nhiên, những đồ muối gỏi, muối sổi này không phải lúc nào cũng đảm bảo vệ sinh, có nhiều chất chua, chất axit …dễ dẫn đến phù nề, nên các thai phụ không nên ăn quá nhiều.

Bà bầu và rượu

Trong quá trình mang bầu, nếu thai phụ uống rượu quá nhiều trong một lần, hoặc tích tụ từng lượng nhỏ một, sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bé dễ bị dị dạng, không phát triển bình thường, bộ não hoạt động kém… do đó, các bà bầu hãy nói “không” với rượu.

Bà bầu và đồ lạnh

Đồ lạnh như kem, chè, đá hấp dẫn tất cả mọi người và bà bầu, nhất là trong những thời điểm nóng nực của mùa hè. Bà bầu sử dụng những đồ ăn, thức uống này không có quá nhiều nguy hại ngoại trừ phải chú ý vấn đề vệ sinh thực phẩm.